Bán doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2020
Chuyển nhượng (bán) lại toàn bộ thương hiệu doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp cần lưu ý những gì trong việc chuyển giao này?
MỤC LỤC
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
2. Quy định chung về Doanh nghiệp tư nhân
3. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
3.1. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ
3.2. Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
3.3. Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí
3.5. Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ vào điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
2. Quy định chung về Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đứng ra thành lập và làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, ưu điểm của hình thức kinh doanh này là Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về mọi vân đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó tổ chức việc quản lý tương đối đơn giản, không có rủi ro xảy ra các khó khăn vì có ý kiên khác nhau giữa các thành viện như đối vơi Công ty TNHH hay Công ty cổ phần. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một Doanh nghiệp tư nhân (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).
Nhưng trở ngại lớn nhất của loại hình kinh doanh này là Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân ưên toàn bộ tài sản của mình về các khoản nỢ của doanh nghiệp. Do đỏ, nếu làm ăn thua lỗ thì không những cá nhân Chủ doanh nghiệp mà cả gia đình vợ con họ có thể lâm vào tình trạng khốn khó; Điều này chứng tỏ tại sao các Chủ Doanh nghiệp tư nhân thường không dám đầu tư lớn vào công cuộc kinh doanh, không có các quyết định táo bạo trong sản xuất. Thực tế Doanh nghiệp tư nhân phần lớn là các tổ chức kinh tế cỡ nhỏ không đem lại nhiều lợi lộc cho nền kinh tế quốc dân.
Luật Doanh nghiệp cho phép cá nhân được thành lập Công ty TNHH một thành viên nên việc thành lập Doanh nghiệp tư nhân không còn nhiều lợi ích như trước đây: một cá nhân có thể đứng ra thành lập một Công ty TNHH một thành viên, họ có toàn quyền điều hành công ty theo ý muôn trong khi trách nhiệm về tài sản của họ đốì với hoạt động của công ty chỉ giới hạn trong số vốn góp vào công ty. Rồi đây dạng Công ty TNHH một thành viên sẽ phát triển và dành vị trí của Doanh nghiệp tư nhân hiện nay.
Nhưng cái gì cũng có mặt ưái của nó: cho phép một cá nhân thắnh lập công ty của riêng mình tức là phá vỡ bản chất hợp đồng của công ty; thành lập công ty không cần phải có sự thoả thuận của ít nhất hai ý chí, mà có thể do hành vi đơn phương của một cá nhân. Sự hùn hiệp giữa nhiều người không còn là yếu tố cơ bản của công ty; lý thuyết theo đó pháp nhân là một thực tế không còn phù hợp nữa, pháp nhân chỉ còn là một kỹ thuật pháp lý thuần túy.
3. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư phải nắm được những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này để có sự lựa chọn đúng đắn.
3.1. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
3.2. Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí. Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân và phần còn lại thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là không thể tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân và tài sản của chính Doanh nghiệp Tư nhân đó.
3.3. Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
3.5. Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.
3.6. Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động
Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp Tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ Doanh nghiệp Tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.
4. Quản lý doanh nghiệp
Trên nguyên tắc, Chủ doanh nghiệp tự mình quản lý doanh nghiệp, tự quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Chủ doanh nghiệp có thể thuê một người khác là Giám đốc quản lý doanh nghiệp. Trên phương diện pháp lý Giám đốc chỉ là người làm thuê, Chủ doanh nghiệp tiếp tục phải chịu trách nhiệm về các cam kết của Giám đốc với người thứ ba. Tương quan giữa Chủ doanh nghiệp và Giám đốc là tương quan giữa người thuê lao động và người lao động, đây là một quan hệ thống thuộc theo đó Gỉám đốc phải tuân theo các chỉ thị của Chủ doanh nghiệp, nếu phạm lỗi thì phải bồi thường cho Chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp thuê giám đốc thì phải khai báo việc này với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong mọi trường hợp, Chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, Chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình. Việc tăng hay giảm vốn không cần phải xin phép hoặc thông báo với ai cả mà chỉ cần được ghi chép đầy đủ trong sổ sách kế toán. Tuy nhiên, nếu giảm vốn đầu tư xuống tháp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì Chủ doanh nghiệp chỉ được làm việc này sau khi đã khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hàng năm sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có thẩm quyền.
5. Tư vấn chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân?
Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy bản chất của doanh nghiệp tư nhân là không có sự tách biệt giữa tài sản doanh nghiệp và chủ doah nghiệp, vì thế khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý về trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định Điều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về bán doanh nghiệp tư nhân:
"1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp."
Như vậy, về nghĩa vụ tài chính thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp người bán và người mua cùng với chủ nợ doanh nghiệp có thỏa thuận khác (ví dụ như người mua là người thực hiện nghĩa vụ tài chính)...Ngoài ra, sau khi mua doanh nghiệp tư nhân thì phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định pháp luật.
6. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân
Mở link phía dưới để tải về Mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
Nguyễn Văn Ngọc
Phản ứng của bạn là gì?






