Bên được ủy quyền vì quyền lợi ích của bên ủy quyền?

Bình luận về việc bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh và vì quyền lợi ích của bên ủy quyền.

30/08/2021 - 11:17 GMT+7
 0  90
Theo dõi DocLuat trên Google News

Có ý kiến cho rằng ủy quyền là việc bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh và vì quyền lợi của bên ủy quyền, việc ủy quyền sử dụng là không vì quyền lợi của bên ủy quyền. Do vậy, nội dung ủy quyền trên là không phù hợp để ghi nhận vào nội dung của hợp đồng ủy quyền?

Để giải quyết tình huống này thì ta xem xét hai vấn đề sau:

- Thứ nhất: Từ khái niệm ủy quyền là việc một người giao cho người khác nhân danh mình để thực hiện công việc hoặc sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp, trong phạm vi được ủy quyền. Theo đó văn bản ủy quyền được hiểu là văn bản thể hiện việc một người giao cho người khác thay mặt và nhân danh mình thực hiện công việc hoặc sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.

Do đó, văn bản ủy quyền thể hiện việc:

+ Người ủy quyền giao cho người được ủy quyền thay mặt và nhân danh mình thực hiện công việc, như: mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đóng thuế và nộp lệ phí nhà đất, nộp phạt vi phạm hành chính…

+ Người ủy quyền giao cho người được ủy quyền thay mặt và nhân danh mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp, như: sử dụng nhà ở, sử dụng quyền sử dụng đất, sử dụng xe ô tô…

- Thứ hai: Việc ủy quyền sẽ làm phát sinh quan hệ đại diện. Người được ủy quyền (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được giao (theo Điều 134Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015).

Vậy, người được ủy quyền nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định công việc đó không được ủy quyền, phải do chính người có quyền đó thực hiện.

Theo khoản 2 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Từ phân tích nêu trên thì:

- Ủy quyền là việc bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh và vì quyền lợi của bên ủy quyền khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được giao. Ví dụ như: đối với việc ủy quyền bán xe thì người được ủy quyền khi xác, lập thực hiện giao dịch với bên mua xe phải thỏa thuận với bên mua xe về: giá bán xe, nghĩa vụ đóng thuế và lệ phí liên quan đến việc mua bán xe, thời điểm chuyển giao xe có lợi nhất cho người ủy quyền trong phạm vi đại diện.

- Việc ủy quyền “sử dụng” là việc người ủy quyền giao cho người được ủy quyền thay mặt và nhân danh mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp, đây là phạm vi ủy quyền mà các bên thỏa thuận với nhau, đồng thời đây không phải là việc người được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện công việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì quyền lợi của bên ủy quyền. Bên cạnh đó theo khoản 1 Điều 155 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn”.

Vì vậy, nội dung ủy quyền là phù hợp và phải nêu đầy đủ như sau: ủy quyền là việc bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh và vì quyền lợi của bên ủy quyền khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; việc ủy quyền sử dụng là việc bên ủy quyền giao cho bên được ủy quyền sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow