Bộ đề 2: Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
Bộ đề 2: kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có đáp án về Pháp luật về công chứng, chứng thực; Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; Kỹ năng hành nghề công chứng?
BỘ ĐỀ SỐ 2
(Thời gian làm bài 180 phút)
Phần I (30 điểm):
Câu 1 (10 điểm): Anh/Chị hiểu thế nào về “cạnh tranh tranh không lành mạnh” trong hoạt động công chứng? Anh/Chị hãy dẫn chứng một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra trong thực tiễn và đề xuất một số giải pháp để hạn chế những hành vi sai trái đó? (Xem đáp án)
Câu 2 (15 điểm): Trong quá trình làm việc, một nhân viên Văn phòng công chúng A đã tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà anh ta biết cho người nhà của mình. Khi bị phản ánh, công chứng viên Lê Mạnh Đạt – Trưởng Văn phòng công chứng A cho rằng thông tin do nhân viên của Văn phòng công chứng tiết lộ nên ông Đạt không phải chịu trách nhiệm người tiết lộ thông tin cần gặp nhân viên kia để giải quyết.
Theo Anh/Chị, giải thích của ông Đạt như vậy là đúng hay sai? Giải thích tại sao? (Xem đáp án)
Phần II (70 điểm):
Ông Trần Văn An và vợ là bà Phùng Thị Bích là chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất tại địa chỉ: số 3, phố Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở số 1234 do Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cấp ngày 12/12/2010.
- ông An chết năm 2012, trước khi ông An chết không để lại di chúc; bố mẹ đẻ của ông An đều chết trước ông An.
- ông An và bà Bích có 3 người con đẻ là Trần Văn Sơn, Trần Thị Lan và Trần Văn Cao. Ông Cao chết năm 2009, có vợ là bà Nguyễn Thị Liên và 2 người con chung là Trần Thị Hòa 18 tuổi và Trần Văn Tuấn 10 tuổi.
- Bà Lan bị tâm thần bẩm sinh.
Nay những người thừa kế của ông An muốn làm thủ tục khai nhận di sản là nhà đất nêu trên và cùng nhất trí để lại cho bà Bích được hưởng toàn bộ di sản do ông An để lại.
Câu 1 (10 điểm): Anh/Chị hãy xác định những người được hưởng thừa kế trong tình huống nêu trên? Giải thích rõ cơ sở pháp lý? (Xem đáp án)
Câu 2 (15 điểm): Xác định chủ thể, những giấy tờ tài liệu người yêu cầu cần cung cấp trong tình huống nêu trên? (Xem đáp án)
Câu 3 (10 điểm): Đề nghị của các đồng thừa kế để bà Bích được hưởng toàn bộ di sản nêu trên có được chấp nhận không? Tại sao? (Xem đáp án)
Câu 4 (15 điểm): Không nhất trí với đề nghị của các đồng thừa kế, bà Bích muốn tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối tài sản chung với ông An và phần di sản mà bà được hưởng do ông An để lại cho anh Sơn.
Anh/Chị có ý kiến gì về yêu cầu của bà Bích? Giải thích rõ cơ sở pháp lý? Hãy nêu hướng giải quyết của Anh/Chị trong trường hợp này? (Xem đáp án)
Câu 5 (20 điểm): Sau khi bàn bạc các bên thống nhất: Tất cả những người được hưởng thừa kế sẽ cùng đi nhận di sản do ông An để lại.
Anh/Chị hãy soạn thảo văn bản công chứng cho tình huống này? (Xem đáp án)
(Thí sinh được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, trừ Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và các Mẫu hợp đồng, giao dịch).
ĐÁP ÁN
Phần I:
- Hiện nay, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt độnh công chúng diễn ra khá phổ biến. Tại luật công chứng 2014 không quy định cụ thể khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Khi xem xét các quy định tại Luật canh tranh 2018 thì tại khoản 6 Điều 3 quy định như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”. Theo đó, có thể hiểu việc canh tranh không lành mạnh trong hoạt động công chứng là việc tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi trái với quy định, các nguyên tắc đạo đức hành nghề công chứng nhằm làm ảnh hưởng, lôi kéo khách hàng dẫn đến việc gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho tổ chức hành nghề công chứng khác.
- Các hình thức cạnh tranh không lạnh mạnh đã và đang diễn ra trên thực tiễn, có thể kể đến như sau:
+ Thực hiện cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ, ngoài trụ sở không phù hợp với quy định của pháp luật. Có một số tổ chức hành nghề công chứng bất chấp thời gian, địa điểm để cung cấp dịch vụ công chứng cho khác hàng với các lý do ký ngoài khác nhau;
+ Trích phần trăm cho người giới thiệu hồ sơ công chứng, trích phần trăm cho ngân hàng để lôi kéo khách hàng;
+ Thực hiện thủ tục công chứng không phù hợp với quy định của pháp luật, kiểm tra hồ sơ giấy tờ lỏng lẻo;
+ Thực hiện việc mở các chi nhánh, văn phòng đại diện chui để thuận tiện cho việc lối khéo khách hàng;
+ Quảng cáo dịch vụ công chứng trên các trang thông tin điện tử....
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế các hành vi sai trái:
+ Cần có các chế tài xử phạt cụ thể và nặng hơn nhằm mang tính chất răn đe,
+ Thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra hồ sơ công chứng để phát hiện và xử phạt đối với các trường hợp có sai sót;
+ Thường xuyên thực hiện bồi dưỡng công chứng viên để hiểu và nâng cao hơn trách nhiệm của mình;
+ Thực hiện việc kiểm tra, rà soát các địa điểm đặt trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, phát hiện và xử lý đối với các trường hợp mở chi nhánh, văn phòng đại diện...
Việc giải thích của ông Đạt như vậy là sai.
- Thứ nhất, tại khoản 4 Điều 4 Luật công chúng quy định: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chúng”. Theo đó, công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
- Thứ hai, tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật công chứng quy định công chúng viên có nghĩa vụ Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, việc giữ bí mật là trách nhiệm và nghĩa vụ của công chứng viên.
- Thứ ba, tại Điều 6 của Thông tư số 11/2012/TT-BTP Thông tư ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chúng quy định như sau:
“Điều 6. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công chứng
1. Công chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chúng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chương trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Công chứng viên có trách nhiệm bảo quản hồ sơ công chứng trong quá trình giải quyết yêu cầu công chứng và bàn giao đầy đủ hồ sơ công chứng để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng, của mình không được tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà họ biết theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thông tin đó”.
Từ những căn cứ nêu trên, có thể khẳng định, việc giải thích thông tin do nhân viên của Văn phòng công chúng tiết lộ nên ông Đạt không phải chịu trách nhiệm người tiết lộ thông tin cần gặp nhân viên kia để giải quyết là sai theo quy định của pháp luật.
Phần II:
Theo dữ liệu tình huống cho, trước khi chết, ông An không để lại di chúc. Do đó, di sản mà ông An để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phân di sia bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chi được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Do đó, khi tiến hành xác định người thừa kế theo quy định của pháp luật thì cần phải căn cứ vào quy định trên để xác định người thừa kế theo hàng.
Mặt khác, để xác định được người thừa kế trong tình huống nêu trên thì chúng ra cần xác định được người thừa kế là gì? Tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 613. Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sân chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kể nếu là cá nhân, trường hợp là pháp nhân thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm mà người để lại di sản chết).
Ngoài ra, tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Căn cứ vào những quy định nêu trên, có thể xác định được:
- Bố mẹ đẻ của ông An đều chết trước ông An, do đó, bố mẹ đẻ của ông An không được xác định là người thừa kế do không còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
- Ông Cao là con đẻ của ông An, chết năm 2009, chết trước ông An. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thừa kế về thừa kế thế vị nêu trên thì cháu Trần Thị Hòa và Trần Văn Tuấn sẽ được thế vị phần mà ông Cao được hưởng. Do đó, cháu Hòa và cháu An sẽ được xác định là người thừa kế.
- Còn đối với những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn lại: Bà Phùng Thị Bích – vợ ông An, ông Trần Văn Sơn và bà Trần Thị Lan – con đẻ của ông An đều còn sống vào thời điểm mở thừa kế nên đều được xác định là người thừa kế.
=> Theo đó, những người được hưởng thừa kế bao gồm các ông/bà sau: Phùng Thị Bích, Trần Văn Sơn, Trần Thị Lan, Trần Thị Hòa và Trậa Văn Tuấn.
1. Xác định chủ thể:
Những người thừa kế của ông An muốn thực hiện thủ tục khi nhận di sản do ông An để lại. Theo phân tích ở trên, những người được hưởng di sản do ông An để lại bao gồm các ông/bà sau: Phùng Thị Bích, Trần Văn Sơn, Trần Thị Lan, Trân Thị Hòa và Trần Văn Tuấn.
Đây cũng được xác định là chủ thể của giao dịch khai nhận di sản.
2. Những giấy tờ tài liệu cần cung cấp:
Theo quy định tại Điều 40, 41 Luật công chứng 2014 cũng như các quy định của pháp luật liên quan như: Luật hộ tịch, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật căn cước công dân, Luật quản lý xuất nhập cảnh... để xác định cần phải cung cấp được các giấy tờ để chứng minh, làm rõ liên quan đến Hợp đồng, giao dịch. Theo đó, cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử của ông An;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở số 1234 do Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cấp ngày 12/12/2010.
- Giấy khai sinh của ông An để xác định được cha, mẹ đẻ của ông An;
- Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của ông An (theo dữ liệu tình huống cung cấp thì bố mẹ ông An đã chết trước ông An);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với bà Phùng Thị Bích, giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của bà Bích;
- Giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của ông Trần Văn Sơn và bà Trần Thị Lan;
- Giấy khai sinh, giấy chứng tử của ông Trần Văn Cao;
- Giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của bà Trần Thị Hòa;
- Giấy khai sinh, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của cháu Trần Văn Tuấn.
Do cháu Tuấn hiện mới 10 tuổi, chưa đủ tuổi thanh niên do đó cháu Tuấn chưa thể tự mình thực hiện được các giao dịch.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự, khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu Tuân khi tham gia giao dịch này sẽ thông qua người đại diện. Mà người đại diện theo pháp luật của cháu Tuấn sẽ là mẹ cháu – bà Nguyễn Thị Liên sẽ đại diện cháu Tuấn tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch.
Do đó, cần cung cấp giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của bà Nguyễn Thị Liên.
- Do bà Trần Thị Lan bị tâm thần bẩm sinh nên theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì bà Lan thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự do đó, việc lập và giao kết văn bản sẽ phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Căn cứ quy định tại Điều 46, khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện theo pháp luật của người bị mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ của người đó. Mà tại Điều 53 Bộ luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên như sau:
“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sg được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”.
Do bà Lan bị tâm thần bẩm sinh nên việc chọn người giám hộ cho mình là việc không thể thực hiện được, do đó, việc xác định người giám hộ đương nhiên sẽ được xác định theo quy định nêu trên. Và việc thực hiện việc giám hộ sẽ chịu sự giám sát của người giám sát giám hộ theo quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự 2015. Sau khi xác định được thì sẽ cung cấp các giấy tờ sau:
+ Quyết định của Tòa án có thẩm quyền tuyên bà Lan bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký giám hộ;
+ Giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của người giám hộ đương nhiên;
+ Giấy đăng ký giám sát việc giám hộ, Giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hạn, giấy tờ xác nhận nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) của người giám sát việc giám hộ.
Đề nghị của các đồng thừa kế là để bà Bích được hưởng toàn bộ di sản thừa kế không được chấp nhận vì những lý do nêu sau:
- Thứ nhất, do cháu Tuấn mới 10 tuổi nên việc tham gia giao dịch liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế do ông An để lại sẽ do người đại diện theo quy định của pháp luật là bà Liên thực hiện.
Tại khoản 1 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Do đó, việc thỏa thuận phân chia phần di sản mà cháu Tuấn được hưởng cho bà Bích thì sẽ không thể hiện được vì lợi ích của con. Do đó, việc nhượng phần di sản mà cháu Tuấn được hưởng cho bà Bích là không phù hợp.
- Thứ hai, đối với phần di sản mà bà Lan được hưởng: Do bà Lan bị mất năng lực hành vi dân sự nên việc thực hiện giao dịch dân sự sẽ được thông qua người đại diện là người giám hộ. Tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“...Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Theo đó, người giám hộ sẽ không được tặng cho tài sản của người được giám hộ cho người khác. Do đó, thỏa thuận trên không phù hợp.
Đối với yêu cầu của bà Bích, có thể thấy:
- Việc bà Bích muốn tặng cho phần di sản mà mình được hưởng cho anh Sơn là phù hợp theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014.
- Việc bà Bích muốn tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối tài sản chung với ông An cho anh Lợi cùng phù hợp theo quy định tại Điều 168, Điều 188 Luật đất đai.
Tuy nhiên, nếu bà Bich muốn thực hiện việc tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối tài sản chung với ông An và phần di sản mà bà được hưởng do ông An để lại cho anh Sơn trong cùng một văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Khi đó, ý kiến của bà Bích là không phù Hợp với quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Điều 57, Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác”.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thì trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. Như vậy, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì bà Bích chỉ có thể tặng cho phần di sản của mình cho anh Sơn. Còn đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bà trong khối tài sản chung với ông An muốn thực hiện việc tặng cho thì phải lập thành một văn bản riêng biệt.
Đối với trường hợp này, có thể hướng dẫn bà Bích thực hiện việc thỏa thuận phân chia di sản phần mình được hưởng cho anh Sơn. Sau đó, khi đủ điều kiện thì sẽ thực hiện việc tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình trong khối tài sản chung với ông An cho anh Sơn sau.
Sau khi bàn bạc thì các bên đã đưa ra được thống nhất là: Tất cả những người được hưởng thừa kế sẽ cùng đi nhận di sản do ông An để lại. Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người
cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản”.
Theo quy định nêu trên, trong trường hợp này, sẽ tiến hành soạn thảo văn bản khai nhận di sản gồm những nội dung chính sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tên văn bản: “Văn bản khai nhận di sản”;
- Chủ thể tham gia;
- Quan hệ thừa kế;
- Di sản để lại;
- Cam đoan về việc không bỏ sót người thừa kế;
- Khai nhận thừa kế;
- Lời chứng của công chứng viên.
Phản ứng của bạn là gì?