Cha mẹ có thể yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn thay con không?
Gần đây, con gái tôi lại bị chồng bạo hành đến sưng mặt. Vậy cho tôi hỏi, Cha mẹ có thể yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn thay con gái tôi không?
Bà Lan tìm đến Hòa giải viên là bà Phương, tâm sự và đề nghị giúp đỡ: Con gái tôi lấy chồng cách đây 03 năm. Trước đây tôi cứ ngỡ con gái mình sống hạnh phúc lắm nhưng thời gian gần đây, tôi tình cờ biết được chồng con gái tôi là người thô lỗ, thường xuyên say xỉn và vũ phu, con gái tôi đã hững chịu nhựng hậu quả từ tính khí đó của chồng. Tôi rất thương con gái tôi, vì sợ bố mẹ buồn nên không bao giờ nói sự thật về chồng với tôi. Sau khi biết sự việc, mặc dù rất đau long nhưng tôi đã khuyên con nên ly hôn, tuy nhiên con tôi chưa chịu ly hôn vì thương con còn nhỏ. Gần đây, con gái tôi lại bị chồng bạo hành đến sưng mặt. Vậy cho tôi hỏi, tôi có thể yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn thay con gái tôi không? Bà Phương với vai trò là Hòa giải viên phải tư vấn cho bà Lan như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cụ thể như sau:
"Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ."
Trong tình huống trên, con gái bà Lan là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng của con gái bà gây ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của con gái bà thì bà Lan với vai trò là mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho con gái mình. Bên cạnh việc tư vấn rõ về pháp lý theo đề nghị của bà Lan, bà Phương cần căn cứ quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 tư vấn bà Lan biết hành vi của chồng con gái bà là hành vi bạo lực gia đình. Nếu anh ta vẫn tiếp diễn những hành vi vũ phu, đánh đập vợ thì con gái bà có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; yYêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc; được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác… Trên tinh thần đó, hòa giải viên động viên về tinh thần, hỗ trợ, giúp đỡ mẹ con bà Lan để có thể sáng suốt giải quyết đúng đắn vấn đề của gia đình.
Xem thêm:
- Có được ủy quyền nộp đơn ly hôn không?
- Như thế nào thì được gọi là bạo lực gia đình?
- Khi đang mang thai có được ly hôn không?
Nguyễn Văn Ngọc
Phản ứng của bạn là gì?






