Chia di sản theo di chúc để lại cho người tình

Chia di sản theo di chúc có để lại cho tình nhân, con riêng. Xác định lại di sản mà mỗi người được hưởng.

19/07/2021 - 14:55 GMT+7
 0  255
Theo dõi DocLuat trên Google News

I - Tình huống:

A có vợ là B và 3 người con là C, D, E; trong đó E (15 tuổi) còn C, D đã thành niên và có việc làm.

A chết để lại di chúc hợp pháp cho B một căn nhà, C một mảnh đất, G (người tình) một chiếc ô tô. Mở thừa kế căn nhà có giá trị 2,5 tỷ đồng; mảnh đất có giá trị 1,2 tỷ đồng; chiếc ô tô trị giá 800 triệu đồng và tiền mặt 500 triệu đồng.

Xác định phần di sản mà mỗi người được hưởng.

Xác định lại di sản mà mỗi người được hưởng trong trường hợp C từ chối nhận di sản.

Xác định lại di sản trong trường hợp A còn một người con là H với bà K.

II - Giải quyết tình huống:

Di sản ông A để lại là: 5 tỷ đồng .

Trường hợp 1:

Ông A chết để lại di chúc. Theo đó, bà B được căn nhà (trị giá 2,5 tỷ đồng); C được mảnh đất trị giá (1,2 tỷ đồng); người tình G xe ô tô trị giá (800 triệu đồng); 500 triệu đồng chưa được A định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật (theo điều 650 BLDS 2015).

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông A gồm có: B, C, D, E mỗi người được một phần di sản bằng nhau là 125 triệu đồng.

Trường hợp này, E là con chưa thành niên của A. Theo đó E phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (5 tỷ : 4 (B, C, D, E)) * 2/3 là 833,3 triệu đồng. Sau khi số tài sản không được ông A định đoạt trong di chúc được chia thì E chưa đảm bảo được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần còn thiếu (833,3 - 125 = 708,3 triệu đồng) sẽ được lấy ra theo tỷ lệ mà B, C, G được hưởng theo nội dung di chúc (theo Điều 644 BLDS 2015).

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

Trường hợp 2:

Ông A chết để lại di chúc. Theo đó, bà B được căn nhà (trị giá 2,5 tỷ đồng); C được mảnh đất trị giá (1,2 tỷ đồng); G xe ô tô trị giá (800 triệu đồng); 500 triệu đồng chưa được A định đoạt trong di chúc.

500 triệu chưa được định đoạt trong di chúc và phần di sản C từ chối nhận (điều 620 BLDS 2015) sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Khi đó, B, D, E mỗi người được hưởng một phần di sản bằng nhau là 1,7 tỷ : 3 = 566,6 triệu đồng. Sau khi số tài sản không được ông A định đoạt trong di chúc và phần di sản C từ chối nhận được chia thì E chưa đảm bảo được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần còn thiếu (1 tỷ 666,6 triệu đồng - 566,6 triệu đồng = 1 tỷ 100 triệu đồng) sẽ được lấy ra theo tỷ lệ mà B, G được hưởng theo nội dung di chúc.

"Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

..........

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

..........

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

Trường hợp 3:

Ông A chết để lại di chúc. Theo đó, bà B được căn nhà (trị giá 2,5 tỷ đồng); C được mảnh đất trị giá (1,2 tỷ đồng); người tình G xe ô tô trị giá (800 triệu đồng); 500 triệu đồng chưa được A định đoạt trong di chúc.

Xuất hiện K là con riêng của A.

-Trường hợp mà K đã thành niên và có khả năng lao động thì 500 triệu đồng chưa được ông A định đoạt trong di chúc sẽ được chia cho K thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A. Khi đó, 500 triệu đồng này sẽ được chia làm 5 phần cho B, C, D, E, K mỗi người một phần bằng nhau là 100 triệu đồng. E là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo điều 644 BLDS 2015 nêu trên) phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (5 tỷ : 5) là 666,6 triệu đồng. Sau khi số tài sản không được ông A định đoạt trong di chúc được chia thì E chưa đảm bảo được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần còn thiếu (666,6 triệu đồng - 100 triệu đồng = 566,6 triệu đồng) sẽ được lấy ra theo tỷ lệ mà B, C, G được hưởng theo nội dung di chúc.

-Trường hợp K chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì K, E là những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (điều 644 BLDS 2015 nêu trên) vì vậy những người này phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (5 tỷ : 5) là 666,6 triệu đồng. Sau khi số tài sản không được ông A định đoạt trong di chúc được chia thì E, K chưa đảm bảo được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần còn thiếu ở mỗi phần của E và K (666,6 triệu đồng - 100 triệu đồng = 566,6 triệu đồng) sẽ được lấy ra theo tỷ lệ mà B, C, G được hưởng theo nội dung di chúc.

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow