Có được chuyển nhượng vốn điều lệ trong công ty THNN?
Chuyển nhượng vốn trong công ty THNN được hiểu là thành viện hoặc chủ sơ hữu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn của mình cho thành viên hay cá nhân tổ chức khác.
1. Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
Theo điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp như sau:
"1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng".
Theo quy định thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng vốn góp từ hai thành viên cho một thành viên còn lại.
2. Thủ tục chuyển nhượng phân vốn góp trong công ty TNHH
Theo điều 52 Luật Doanh ngiệp 2020 thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
Như vậy, muốn chuyển nhượng phần vốn góp thì trước hết phải chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán thì bạn mới có thể chuyển nhượng cho người không phải là thành viên của hội đồng quản trị.
Điều kiện chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH một thành viên do một người làm chu sở hữu thì khi thực hiện chuyển nhượng có hai trường hợp sau:
Thứ nhất chuyển nhượng toàn phần: Có nghĩa là chuyển nhượng 100% vốn điều lệ. Khi đó, chủ doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty.
Thứ hai chuyển nhượng 1 phần: Khi đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần (do thay đổi số lượng thành viên).
Điều kiện chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thanh viên khi thực hiện chuyển nhượng có hai trường hợp sau
Thứ nhất không ảnh hưởng đến số lượng thành viên: Có nghĩa là số lượng thành viên vẫn từ 2 thành viên trở lên, thì bạn chỉ cần làm mẫu thông báo thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp của các thành viên.
Thứ hai ảnh hưởng đến số lượng thành viên: Khi việc thay đổi dẫn đến công ty chỉ còn 1 thành viên thì bạn vừa phải làm thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn, vừa phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên.
* Về hồ sơ chuyển nhương vốn góp trong công ty TNHH bao gồm:
- Thông báo về việc chuyển nhượng
-Biên bản họp hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng
- Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
- Biên bản thanh lý hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất chuyển nhượng
-CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên mới
+ Trường hợp Thành viên nhận chuyển nhượng là cá nhân: Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân.
+ Trường hợp Thành viên nhận chuyển nhượng là tổ chức: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập.
* Trình tự thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp, trao giấy biên nhận và đăng kí thay đổi thành viên công ty.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Nguyên tắc chuyển nhượng vôn góp trong công ty TNHH hai thanh viên
Về nguyên tắc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên cần phải tiến hành thủ tục chặt chẽ như sau:
- Phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp
- Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày mà các thành viên còn lại không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên.
Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mang tính “đóng”. Quy định này bảo đảm tính cân bằng về lợi ích, về nguyên tắc, phần vốn góp đó phải được chào bán theo tỷ lệ tương ứng cho những thành viên còn lại.
4. Hậu quả của việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên
Vốn điều lệ của công ty không thay đổi, công ty tiến hành thay đổi/bổ sung thành viên
Trường hợp việc chuyển nhượng dẫn tới chỉ còn một thành viên thì trong 15 ngày hoàn thành chuyển nhượng công ty phải thay đổi loại hình doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Trường hợp có tiếp nhận thành viên mới trong công ty TNHH thành viên trở lên cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi thành viên.
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp thì cần chú ý đến việc đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
Việc chuyển nhượng vốn góp dẫn đến việc thay đổi thành viên , công ty phải thực hiện việc thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo được quy định tại Điều 45 NĐ 78/2015/NĐ-CP, Cụ thể:
Điều 45. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
"2. Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với cá nhân; phần vốn góp của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng;
c) Phần vốn góp của các thành viên sau khi chuyển nhượng;
d) Thời điểm thực hiện chuyển nhượng;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty".
Kèm theo Thông báo phải có:
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên mới là tổ chức hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của thành viên mới là cá nhân;
- Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
5. Thuế thu nhập cá nhân sau khi chuyển nhượng vốn góp
Về thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân,tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất (khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
d) Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ từ tài sản của công ty sang cho cá nhân theo Luật đất đai 2013 và Thông tư 111/2013/TT-BTC cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Hai bên gồm đại diện hợp pháp của bên bán và bên mua cần đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
Bước 2: Tiến hành kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND cấp quận/ huyện nơi có bất động sản trên.
Hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tới Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có bất động sản, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
- Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
+ Thuế sang tên sổ đỏ:
- Thuế thu nhập cá nhân: 2 %
- Thuế trước bạ: 0,5 %
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có bất động sản
Hồ sơ kê khai gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
- Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
- Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng
Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm:
+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
+ Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);
Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.
Nguyễn Văn Ngọc
Phản ứng của bạn là gì?