Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?
Tình huống: A là mẹ kế của B có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc B như mẹ con. B chết trước A. Các con của B có được thừa kế thế vị hay không?
1. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cùng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt dược hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Đối chiếu với câu hỏi, do A có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc B như mẹ con nên khi A chết các con của B được hưởng thừa kế thế vị.
Chúng tôi giải thích chi tiết hơn như sau:
Thừa kế là chế định được quy định tại Bộ luật Dân sự theo đó thừa kế là quyền của cá nhân muốn để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc thừa kế thế vị có được áp dụng với người có quan hệ nuôi dưỡng chăm sóc như bố, mẹ và con không?
2. Thừa kế thế vị là gì?
- Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thừa kế thế vị sẽ xuất hiện trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
- Thừa kế thế vị được hiểu đơn giản hơn là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).
Ví dụ: Ông A có vợ và 2 người con trai là B và C trong đó B có 2 người con còn sống, C có một người con còn sống. Do không may gặp phải tai nạn giao thông cả ông A, anh B và anh C đều mất. Khi này hàng thừa kế của ông A sẽ gồm vợ ông A, 02 người con của anh B và 01 người con của anh C (con thế vị cho bố để hưởng di sản của ông).
- Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị:
+ Người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết, trong đó có con đẻ, con nuôi là một trong những đối tượng ưu tiên khi hưởng thừa kế. Nhưng nếu họ mắc vào một trong các trường hợp sau thì sẽ không được nhận thừa kế và người thừa kế thế vị của họ cũng không được hưởng di sản thừa kế:
Ngược đãi, hành hạ làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.
Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện.
Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản.
Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ.
- Người thế vị phải là người đời sau có quan hệ dòng máu trực hệ với người được thế vị (phải là con đẻ, cháu ruột). Vì theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 con nuôi và cha mẹ nuôi là những người thừa kế của nhau. Nhưng nếu là thế vị của những người được người con, con nuôi này nhận nuôi lại chưa có cơ sở pháp lý nào thừa nhận, con nuôi của con đơn giản là không thể đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó.
- Người được thế vị phải là người chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thừa kế. Thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết còn có những người khác còn sống. Vì nếu những người trong hàng thừa kế thứ nhất không ai còn sống mà người chết không để lại di chúc thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng.
3. Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?
- Căn cứ theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì mục đích của nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Việc hệ quả của việc nuôi con nuôi thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Mà căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình, luật nuôi con nuôi, bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi theo đó cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong luật hôn nhân và gia đình kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của luật nuôi con nuôi.
- Như vậy từ các quy định trên có thể hiểu con nuôi chỉ có mối liên hệ với cha mẹ nuôi và không có mối quan hệ về quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng nhau đối với những thành viên thuộc gia đình bố, mẹ nuôi.
- Quan hệ nuôi dưỡng giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Nếu con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi thì con của con nuôi được nhận thừa kế thế vị như các cháu có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Nhưng thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc.
- Quay lại với câu hỏi trong trường hợp này thì chị A là mẹ kế của B có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc B như mẹ con. Trong trường hợp này xác định B là con nuôi của chị A và theo quy định về thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi tại Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì B được hưởng thừa kế di sản của nhau và còn được hưởng thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự. Mà đây là là trường hợp con riêng của chồng chị A nên theo quy định của Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015 thì con riêng với mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về thừa kế thế vị và thừa kế giữa con nuôi và mẹ nuôi.
Như vậy căn cứ vào các quy định trên thì Chị A và B (con riêng) có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc và B mất trước chị A nên trong trường hợp này áp dụng Điều 654, Điều 653 và Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các con của B sẽ được hưởng thừa kế thế vị thay cho B được nhận thừa kế từ chị A khi chị A chết.
Bàn luận về thừa kế thế vị khi có yếu tố con nuôi, con...Trường hợp thừa kế thế vị khi có yếu tố con nuôi, con riêng, nghĩa là chỉ có mối quan hệ nuôi dưỡng, không có mối quan hệ huyết thống. |
Phản ứng của bạn là gì?