Công chứng đổi nhà ở
Đổi nhà ở là thỏa thuận giữa các chủ sở hữu tiến hành trao đổi nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình cho nhau.
Hợp đồng đổi nhà ở có đầy đủ các đặc điểm của một hợp đồng trao đổi tài sản, đồng thời có cả những đặc điểm của hợp đồng mua bán, vì mỗi bên trong hợp đồng đổi đều được coi là một bên bán với bên kia và người lại. Vì vậy, ngoài những đặc điểm lưu ý tương tự như đối với việc giải quyết các hợp đồng mua bán nhà ở, trong hoạt động công chứng hợp đồng đổi nhà ở cần lưu ý một số điểm khác đặc biệt sau:
- Không thể thực hiện công chứng hợp đồng đổi nhà ở mà hai nhà ở đó nằm ở hai đại bàn của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (điểm này là sự hạn chế của Luật Công chứng bởi Luật Công chứng không cho phép công chứng viên chứng nhận các hợp đồng, giao dịch có bất động sản nằm ngoài phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà mình đang hoạt động nghề nghiệp).
- Không thể thực hiện công chứng hợp đồng đổi nhà ở mà một trong hai hoặc cả hai nhà ở đó đang được hình thành (nhà ở hình thành trong tương lai). Trong trường hợp này, buộc các bên phải thông qua văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai để thực hiện và điều khoản thanh toán sẽ được thiết kế có tính chất bù trừ nghĩa vụ với nhau.
- Không thể công chứng hợp đồng đổi nhà ở giữa người được hưởng giá trị của nhà ở với chủ sở hữu của nhà ở vì trường hợp này họ không có quyền sở hữu.
- Các hạn chế đối với nhà ở xã hội khi thực hiện bán, cho thuê; các hạn chế của tổ chức nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, của cá nhân nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam đều được áp dụng tương tự khi thực hiện giao dịch đổi nhà ở.
- Trong hợp đồng đổi nhà ở, phải làm rõ phần giá trị chênh lệch khi đổi nhà có hay không, cụ thể là bao nhiêu, việc thực hiện thanh toán phần chênh lệch này sẽ được thực hiện ra sao, tất cả đều phải được làm rõ trong hợp đồng.
>> Xem thêm: Luật quy định về đổi nhà ở
Phản ứng của bạn là gì?






