Công chứng hợp đồng, giao dịch
Hợp đồng, giao dịch do các bên thỏa thuận được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan.
Theo quy định của Luật công chứng năm 2014, hợp đồng, giao dịch có thể do các bên soạn thảo hoặc công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Công chứng viên xem xét về khía cạnh khác nhau của hợp đồng, giao dịch như:
- Chủ thể.
- Đối tượng tham gia giao dịch.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Cam kết khác.
- Sự tự nguyện giao kết hợp đồng, giao dịch.
.......
Công chứng viên phải kiểm tra xem nội dung của hợp đồng, giao dịch có phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội hay không. Việc xem xét của công chứng viên có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
- Bằng lời nói (công chứng viên hỏi các bên về nhân thân, tình trạng hôn nhân, tài sản, ý chí của họ liên quan đến hợp đồng, giao dịch hoặc giải thích về quyền và nghĩa vụ của các bên...).
- Bằng văn bản (gửi phiếu xác minh, yêu cầu cung cấp thông tin).
....
Việc xem xét trên được thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau, từ lúc khách hàng yêu cầu công chứng đến lúc công chứng viên chứng nhận hợp đồng, giao dịch. Việc xem xét này giúp các bên có cơ hội và điều kiện thể hiện ý chí của mình đúng pháp luật và đảm bảo sự công bằng trong các cam kết của họ.
Tuy nhiên, công chứng viên tuyệt đối không được tác động, can thiệp dưới mọi hình thức vào các thỏa thuận của người yêu cầu công chứng trong hợp đồng, giao dịch do họ giao kết, trừ trường hợp các thỏa thuận đó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Phản ứng của bạn là gì?