Hành vi pháp lý đơn phương

Vậy hành vi pháp lý đơn phương là gì? Khi nào thì một hành vi pháp lý đơn phương mới được xem là một giao dịch dân sự?

08/04/2021 - 21:32 GMT+7
 0  1.1 N
Theo dõi DocLuat trên Google News

Có rất nhiều những quan hệ, giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống sinh hoạt và công việc của các chủ thể trong xã hội. Các giao dịch dân sự không chỉ phát sinh dựa trên ý chí của nhiều bên thông qua thỏa thuận, hợp đồng mà còn phát sinh từ các hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể nhất định.

1. Khái niệm

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia giao dịch. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

2. Điều kiện có hiệu lực

- Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất. Ví dụ: Lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế...Trong nhiều trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi những người khác đáp ứng được điều kiện do người xác lập giao dịch đưa ra. Ví dụ: Hứa thưởng, thi có giải...

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

- Không thuộc trường hợp vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đọa đức xã hội

+ Giao dịch dân sự do giả tạo

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức

3. Khác với hợp đồng

+ Nếu hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên để xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý thì ở hành vi pháp lý đơn phương sự kiện pháp lý phát sinh trong trường hợp có hành vi chỉ từ một bên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên đơn phương và của những chủ thể khác.

+ Cả hợp đồng và hành vi pháp ý đơn phương đều là những giao dịch dân sự theo quy định pháp luật. Do đó có đầy đủ các tính chất, tuân thủ đúng quy định của giao dịch dân sự.

Cơ sở pháp lý: Chương VIII Bộ luật dân sự 2015

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow