Làm sao để việc chia di sản trở nên nhẹ nhàng hơn?

Phải khẳng định rằng, giao dịch liên quan đến chia di sản thừa kế là một thủ tục cực kỳ phức tạp và rắc rối. Vậy làm sao để việc chia di sản trở nên nhẹ nhàng hơn?

20/08/2022 - 16:31 GMT+7
 0  787
Theo dõi DocLuat trên Google News
Làm sao để việc chia di sản trở nên nhẹ nhàng hơn?
Nhận di sản thừa kế

Hầu hết người dân đều cảm thấy phiền toái, thậm chí bức xúc khi tiến hành các giao dịch liên quan đến thừa kế do phải đòi hỏi quá nhiều hồ sơ, giấy tờ để chứng minh. Thế nhưng, dù có bức xúc hay mệt mỏi thì dường như mọi người vẫn không thể tránh được, không thể giảm bớt được bất cứ thủ tục phiền toái nào.

Vậy làm sao để việc chia di sản trở nên nhẹ nhàng hơn? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

1. Chuẩn bị về mặt tâm lý: Xác định rằng, đối với nhà đất, khi chủ sở hữu chết đi thì việc khai nhận/phân chia di sản là con đường duy nhất, và đây là việc phức tạp, sẽ mất nhiều thời gian, do vậy cần tiến hành từng bước, kiên trì và bình tĩnh. Vì tính chất của loại giao dịch này, cả thế giới phải chịu chung cảnh ngộ chứ không chỉ riêng ở Việt Nam.

2. Liên hệ: công chứng viên hoặc luật sư chuyên về lĩnh vực dân sự càng sớm càng tốt để có được những tư vấn chính xác ngay từ đầu. Việc định hướng và thực hiện các thủ tục đúng ngay từ đầu sẽ giảm được rất nhiều phiền toái.

3. Chuẩn bị các giấy tờ chứng minh: Đây là việc làm phức tạp nhất, thông thường, giấy tờ để chứng minh gồm các loại sau:

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản: Gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

– Giấy tờ chứng minh nhân thân của người để lại di sản: Gồm giấy chứng tử, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, chứng minh thư/căn cước công dân, sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh nhân thân của những người thừa kế: Chứng minh thư/căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thừa kế giữa những người thừa kế và người để lại di sản: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, các loại giấy xác nhận khác.

Loại giấy tờ cụ thể nào bắt buộc phải có sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc. Trên cơ sở mô tả của những người thừa kế và những hồ sơ ban đầu thì Công chứng viên sẽ đối chiếu, phân tích rồi mới có thể đưa ra được danh mục hồ sơ. Trong quá trình thực hiện, việc rà soát hồ sơ có thể có những sai lệch về nội dung và cần phải bổ sung các giấy tờ khác hoặc cần phải chỉnh lý hồ sơ, giấy tờ, thực hiện các biện pháp xác minh.

Kinh nghiệm cho thấy, người dân nên tập hợp và xuất trình tất cả những giấy tờ mà mình có liên quan đến nhân thân và tài sản của người để lại di sản (kể cả các bản photo), như vậy sẽ giúp cho công chứng viên đánh giá, phân tích vụ việc được nhanh chóng và chính xác hơn.

4. Không tham khảo thông tin hoặc nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn pháp lý về chia thừa kế.

Hồ sơ pháp lý thường đa dạng, tình tiết mỗi vụ việc không mấy khi giống nhau, do vậy, chỉ có “người trong cuộc” trực tiếp xử lý vụ việc và các chuyên gia pháp lý về dân sự mới là người biết rõ nhất và đưa ra được phương án tối ưu nhất đối với vụ việc cụ thể của bạn. Nghe theo cách giải quyết của những vụ việc “tưởng chừng như tương tự” sẽ chỉ làm bạn mất thêm thời gian, công sức và chi phí.

5. Xác định rằng Công chứng viên là người giúp bạn hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để bạn có thể nhận được di sản một cách hợp pháp chứ không phải là người đưa ra yêu sách về hồ sơ, bởi vì sau khi giao dịch khai nhận/phân chia di sản được công chứng, hồ sơ của bạn sẽ còn phải qua ít nhất 2 cơ quan Nhà nước nữa, đó là cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký tài sản. Nếu Công chứng viên “dễ dãi”, bỏ qua một loại giấy tờ nào đó thì khi nộp hồ sơ lên các cơ quan quản lý để làm thủ tục sang tên tài sản, hồ sơ sẽ bị trả lại, lúc đó sự việc sẽ trở nên rắc rối hơn nhiều.

6. Luôn chủ động bảo quản tốt giấy tờ: Thực tế chứng minh rằng với những người cẩn thận lưu giữ, bảo quản giấy tờ đầy đủ thì mọi giao dịch của họ rất nhẹ nhàng, đơn giản. Những giấy tờ như: Đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, sổ hộ khẩu cũ, chứng minh thư cũ… rất ít khi dùng đến, nhưng về tính chất và giá trị, nó quan trọng không kém gì giấy chứng minh thư, hộ chiếu hay sổ đỏ mà bạn đang dùng.

Trước đây do điều kiện đất nước khó khăn, nhiều loại giấy tờ có thể bị thất lạc, bạn nên rà soát lại và tiến hành các thủ tục xin cấp trích lục hoặc cấp lại vào bất cứ khi nào có thể, bởi vì chắc chắn sẽ phải sử dụng đến nó khi bạn thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản lớn, nhận thừa kế hoặc để lại di sản cho người khác.

7. Cuối cùng, nếu bạn là người có tài sản và muốn để lại cho người thân, hãy chuyển giao cho người thân của bạn lúc bạn còn sống, tỉnh táo và minh mẫn, khi đó thủ tục sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Những vấn đề lưu ý giải quyết các vụ án chia di sản thừa kế

Thực tiễn giải quyết cho thấy, tranh chấp chia di sản thừa kế là loại án có tính chất phức tạp, khó giải quyết, từ việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ đến việc áp dụng pháp luật.

Chứng minh quan hệ nhân thân khi phân chia di sản thừa kế

Làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản cho người thừa kế thì Công chứng yêu cầu cung cấp Giấy chứng tử của ông bà nội của cha (bố) đã chết từ lâu, phải làm thế nào?

Người nước ngoài chết thì niêm yết ở đâu?

Trường hợp người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam chết thì niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản ở đâu?

Cách chia di sản khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế

Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của những người được hưởng di sản.

Nguyễn Văn Ngọc (theo Đào Duy An)

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow