Lao động nữ được nghỉ 30 phút một ngày 'đèn đỏ'

Nếu lao động nữ có nhu cầu làm trọn ngày 'đèn đỏ' và được người sử dụng lao động đồng ý thì ngoài việc hưởng nguyên lương ngày đó sẽ được nhận thêm tiền của thời gian 30 phút được cho nghỉ.

18/12/2020 - 12:47 GMT+7
 0  114
Theo dõi DocLuat trên Google News
Lao động nữ được nghỉ 30 phút một ngày 'đèn đỏ'

Từ ngày 01-02-2021, Nghị định 145/2020 hướng dẫn một số điều trong Bộ luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo Nghị định 145/2020 này thì lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, nếu lao động nữ có nhu cầu làm thêm trong khoản thời gian được nghỉ thì sẽ được tính thêm tiền.

Cụ thế, tại khoản 3 điều 80 Nghị định 145/2020 quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ thì lao động nữ trong thời gian hành kinh có các quyền sau:

"khoản 3 điều 80 Nghị định 145/2020 Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động."

Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc trong một tháng.

Thời điểm nghỉ của lao động nữ cụ thể của từng tháng do người lao động nữ thông báo với người sử dụng lao động.

Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định trên thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà họ đã làm trong thời gian được nghỉ. Tuy nhiên, thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Theo quy định hiện hành thì ở khoản 2 điều 7 Nghị định 85/2015 chỉ quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng. Thời gian người lao động nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

"khoản 2 điều 7 Nghị định 85/2015:

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ."

Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Quy định hiện hành không đề cập đến việc lao động nữ sẽ được trả thêm tiền lương nếu họ không có nhu cầu nghỉ mỗi ngày 30 phút và được người sử dụng lao động đồng ý để họ làm việc. 

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow