Lập di chúc như thế nào cho hợp pháp?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nhưng không phải bản di chúc nào ra đời cũng có hiệu lực ngay và hợp pháp trên thực tế.

18/05/2021 - 20:43 GMT+7
 0  179
Theo dõi DocLuat trên Google News

Có rất nhiều trường hợp con cháu lợi dụng lúc ông bà, cha mẹ không còn minh mẫn, khỏe mạnh mà ép lập di chúc để lại di sản cho mình. Những bản di chúc như vậy có thực sự hợp pháp?

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương do đó việc lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Theo quy định về người lập di chúc quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì:

"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".

Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.

Quy định của pháp luật dân sự về người lập di chúc tại điều 625 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 625. Người lập di chúc

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc là di chúc hợp pháp và không phát sinh hiệu lực trước pháp luật.

Như vậy, người lập di chúc phải là người đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản và muốn để lại di chúc thì cần được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Về hình thức di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

Một bản di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các quy định của pháp luật về di chúc tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Cụ thể tại Bản án 11/2016/DSPT về yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp do Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị xét xử sơ thẩm ngày ngày 22/06/2016:

Ngày 21/10/2010, bà Trần Thị B (mẹ của ông B) cùng ông Lê Quang T (em của ông B) đến UBND phường Đ lập bản di chúc. Tại thời điểm lập di chúc bà Trần Thị B 87 tuổi, đã già yếu, không còn minh mẩn và không biết chữ. Bà B lập di chúc để toàn bộ diện tích 1.048m2 đất của bố, mẹ cho vợ chồng ông Lê Quang T, bà Trần Thị L. Đến tháng 8/2014, ông B và một số chị em ruột thấy ông T tự ý chuyển nhượng đất cho người khác thì mới biết có bản di chúc. Ông Lê Quang B yêu cầu Tòa án tuyên bố bản di chúc do bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 là không hợp pháp.

Nguyên đơn ông B, bị đơn ông T, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà H, bà T, bà S và Ban cán sự khu phố T, Chi ủy Chi bộ khu phố T, Hội người cao tuổi khu phố T, trưởng phái Lê Q đều thừa nhận tại thời điểm lập di chúc, bà Trần Thị B 87 tuổi và bà B không biết chữ, không đọc được. Căn cứ Theo khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự 2005 quy định thì việc bà B là người không biết chữ, không biết đọc và không ký được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường Đ. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường Đ chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Theo quy định Điều 654 Bộ luật dân sự 2005 quy định người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc không được làm chứng cho việc lập di chúc. Bản di chúc của bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 không có người làm chứng là trái với quy định của pháp luật.

Vì lẽ đó, hội đồng xét xử đã tuyên bố di chúc trên của bà Trần Thị B là không hợp pháp.

Theo quy định của pháp luật, việc lập di chúc hiện nay không quá phức tạp nhưng cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định thì bản di chúc mới hợp pháp và có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, nếu trường hợp di chúc được lập trong tình trạng tinh thần không còn minh mẫn thì di chúc đó sẽ không được coi là di chúc hợp pháp và không phát sinh hiệu lực trước pháp luật.

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow