Một số vấn đề về đấu giá tài sản
Một số vấn đề về đấu giá tài sản liên quan đến hoạt động công chứng, quy trình và thủ tục đấu giá tài sản.
MỤC LỤC
Trước đây, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về "tiêu chuẩn đấu giá viên" thì:
"Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể trở thành đấu giá viên:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;
3. Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá.".
Theo quy định tại Điều 10 Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì người được bổ nhiệm đấu giá viên là người phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá thuộc về Bộ trưởng Bộ tư pháp.
Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản thì đấu giá viên có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
- Đấu giá viên có quyền (Khoản 1 Điều 19 Luật đấu giá tài sản năm 2016):
+ Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
+ Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
+ Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;
+ Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
+ Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên có nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 19 Luật đấu giá tài sản năm 2016):
+ Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật Đấu giá tài sản;
+ Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;
+ Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật Đấu giá tài sản xác định rõ tổ chức đấu giá gồm có: Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và Doanh nghiệp đấu giá tài sản.
1. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản
Điều 22 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định về "Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản" như sau:
"+ Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
+ Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đấu giá viên.".
2. Doanh nghiệp đấu giá tài sản:
Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì doanh nghiệp đấu giá tài sản gồm có: Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và Doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản. Cả hai loại doanh nghiệp này đều có chức năng kinh doanh ngành nghề đấu giá tài sản và đều có những đặc điểm chung là:
- Được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
- Chỉ được phép hoạt động khi có đủ điều kiện:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là đấu giá viên;
+ Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản.
Theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản thì doanh nghiệp đấu giá tài sản được lập chi nhánh ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
- Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản;
b) Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;
d) Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
đ) Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
e) Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
g) Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Đấu giá tài sản theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
h) Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;
i) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật Đấu giá tài sản;
k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(theo Khoản 1 Điều 24 Luật đấu giá tài sản năm 2016)
- Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
b) Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật Đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
đ) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
g) Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
h) Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;
i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu giá tài sản;
k) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;
l) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
m) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
(theo Khoản 2 Điều 24 Luật đấu giá tài sản năm 2016)
Theo Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì "tài sản đấu giá" gồm:
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản.
Luật Đấu giá tài sản không áp dụng đối với việc đấu giá các tài sản nhà nước ở nước ngoài, tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân. Việc đấu giá các tài sản đó phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan đối với loại tài sản đó.
IV - Khoản tiền đặt trước, bước giá, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá
1. Khoản tiền đặt trước là khoản tiền được người đăng ký tham gia đấu giá nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản trước ngày mởi cuộc bán đấu giá tối đa 03 ngày làm việc trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá.
- Luật Đấu giá tài sản đã đưa ra quy định về cách xác định khoản tiền đặt, tối thiểu là 5% và tối đa không quá 20% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
- Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới 05 triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản.
- Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
+ Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
+ Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật Đấu giá tài sản;
+ Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật Đấu giá tài sản.
2. Theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu giá tài sản thì:
"Bước giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. Bước giá do người có tài sản đấu giá quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá".
Đến nay pháp luật chưa có quy định nào về nguyên tắc, cách thức xác định bước giá. Tuy nhiên, cũng có tổ chức bán đấu giá có quy định về bước giá khá linh hoạt, không ấn định bước giá là một con số cụ thể mà ấn định mức tối thiểu và mức tối đa của bước giá.
3. Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) hoặc trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
Việc xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Đấu giá tài sản, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
+ Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Đấu giá tài sản thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
+ Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Đấu giá tài sản thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
V - Người tham gia đấu giá tài sản
- Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản thì: Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người tham gia đấu giá tài sản phải trả thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia đấu giá tài sản có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.
- Những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá (theo khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản):
+ Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
+ Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
+ Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản này;
+ Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Theo khoản 5 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản sản quy định: Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
VII - Người mua được tài sản đấu giá
- Người mua được tài sản đấu giá là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản (theo khoản 6 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản).
- Pháp luật đấu giá tài sản đã có những quy định nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản đấu giá. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định liên quan đến tài sản đấu giá do vi phạm pháp luật thì kết quả đấu giá không đương nhiên bị hủy (Điều 7, Điều 72 Luật Đấu giá tài sản).
Phản ứng của bạn là gì?