Như thế nào thì xem là phòng vệ chính đáng khi bị tấn công?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

15/10/2021 - 12:18 GMT+7
 0  72
Theo dõi DocLuat trên Google News

Mục lục

Phòng vệ chính đáng là gì?

Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định "Phòng vệ chính đáng":

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Vậy:

1. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Vì vậy, Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Người nào vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự này.

3. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

4. Ai giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị phạt tối đa là bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội đối với 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

5. Nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hình phạt tối đa bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp: Đối với 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Xem thêm: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Nguyễn Văn Ngọc (theo VnExpress)

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow