Quan hệ đại diện là gì? Phạm vi đại diện là gì?
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
1. Quan hệ đại diện
Theo Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
+ Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
+ Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện..
Trong lĩnh vực dân sự thì quan hệ đại diện rất đa dạng và rộng rãi. Tuy nhiên, nếu tính chất của giao dịch chỉ cho phép mỗi cá nhân tự thể hiện ý chí, tự mình bày tỏ ý chí thì không được xác lập thông qua người đại diện. Ví dụ như: viêc lập di chúc (theo khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014), ly hôn (theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)…
Đặt biệt trong quan hệ đại diện là giao dịch do người đại diện xác lập trong phạm vi đại diện lại làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của người được đại diện.
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
+ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Vậy, việc ủy quyền sẽ làm phát sinh quan hệ đại diện. Người được ủy quyền (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định công việc đó không được ủy quyền, phải do chính người có quyền đó thực hiện. Do đó về việc nguyên tắc, khi đã ủy quyền thì bên ủy quyền sẽ có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người được ủy quyền (người đại diện) xác lập trong phạm vi ủy quyền.
2. Phạm vi đại diện
Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền được xác định cụ thể trong văn bản ủy quyền. Thẩm quyền đại diện theo ủy quyền phụ thuộc vào loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép đại diện thực hiện một hành vi nhất định (như: nhận giúp bưu điện, tiền lương, bán một ngôi nhà…). Ủy quyền riêng biệt quy định quy định thẩm quyền đại diện trong một thời gian nhất định, đối với một loại hành vi nhất định (như: đại diện cho chủ sở hữu thu tiền nhà trong một thời gian). Theo ủy quyền chung, thẩm quyền đại diện có hiệu lực đối với nhiều loại hành vi trong một thời gian nhất định.
Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Để các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người đại diện xác lập trở thành quyền, nghĩa vụ của người được đại diện thì người xác lập giao dịch đó phải có thẩm quyền đại diện và phải hành động trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Tuy nhiên, nếu xét theo nghĩa rộng thì khái niệm không có thẩm quyền đại diện bao gồm cả trường hợp hoàn toàn không có thẩm quyền đại diện và vượt thẩm quyền đại diện.
Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình. Đồng thời người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Phản ứng của bạn là gì?