Quy định ban kiểm soát trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên như sau: Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm...
1. Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có Ban kiểm soát, kiểm soát viên không? hoạt động như thế nào?
1.1 Khái quát chung
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên như sau: Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lạỉ với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiêm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng quy định tại khoản 2 Điêu 168 và Điều 169 của Luật này.Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 106, Điều 170, Điều 171, Điều 172, Điều 173 và Điều 174 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có Ban kiểm soát từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiếm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
1.2 Điều kiện, tiêu chuẩn của ban kiểm soát, kiểm soát viên
- Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
- Kiêm soát viên phải có các tiêu chuân và điêu kiện sau đây: Không thuộc đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện trên, Kiếm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (trừ doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn điều lệ) không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty.
1.3 Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miên nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
- Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
+ Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
+ Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
+ Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
+ Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đà được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Quyên và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
+ Ban kiêm soát thực hiện giám sát Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của. công tác ké toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Thẩm định tính đầy đủ, họp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng thành viên và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Hội đồng thành viên thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng thành viên và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng thành viên.
+ Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
+ Xem xét sổ kế toán, ghi chẻp kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm nhóm thành viên công ty.
+ Khi có yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng thành viên và thành viên hoặc nhóm thành viên có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động binh thường của Hội đồng thành viên, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Kiến nghị Hội đồng thành viên biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Khi phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định của nguwoif quản lý công ty phải thông báo ngay bằng vãn bản cho Hội đồng thành viên, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
+ Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác của công ty.
+ Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Ban kiêm soát có thế tham khảo ý kiến của Hội đồng thành viên trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Chủ tịch Hội đồng thành viên.
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Hội đồng thành viên.
- Quyên được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát
+ Tài liệu và thông tin phải được gửi đến Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng thành viên, bao gồm:
a) Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng thành viên và tài liệu kèm theo;
b) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên;
c) Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng thành viên hoặc tài liệu khác do công ty phát hành.
+ Kiểm soát viên có quyền tiếp cận hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát.
1.4 Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thi tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Kiểm soát viên được trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo quyết định của Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên quyết định tổng mức tiền lương, thù lao, thưởng, lợi ích khác và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát;
+ Kiểm soát viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hàng năm của Ban kiểm soát đã được Hội đồng thành viên chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên có quyết định khác;
+ Tiền lương và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định khác củạ pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
1.5 Trách nhiệm của Kiểm soát viên
+ Tuân thủ đứng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Hội đồng thành viên và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích họp pháp tối đa của công ty.
+ Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tồ chức, cá nhân khác.
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
+ Trường hợp vi phạm quy định trên mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn trả cho công ty.
+ Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì phải thông báo bằng vãn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quà.
1.6 Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên
+ Hội đồng thành viên miễn nhiệm Kiểm soát viên trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu, chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên;
b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;
c) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
+ Hội đồng thành viên bãi nhiệm Kiểm soát viên trong trường hợp sau đây:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;
b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của Kiểm soát viên theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
d) Trường hợp khác theo nghị quyết Hội đồng thành viên.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định hoàn toàn mới điều luật hướng dẫn tổ chức, hoạt động của Ban kiểm soát, nhằm nâng cao hiệu lực quản trị đối với doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
2. Chế độ của Chủ tịch HĐTV, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty TNHH Hai thành viên trở lên?
Điều 66 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác như sau:Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giảm đốc hoặc Tổng giảm đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đằng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đổc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cảo tài chính hằng năm của công ty.
Theo đó, công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Nguyễn Văn Ngọc (tổng hợp)
Phản ứng của bạn là gì?