Số điện thoại 111, tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em số điện thoại 111 - Dịch vụ công chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông theo quy định của Luật trẻ em năm 2016.

24/08/2022 - 21:37 GMT+7
 0  46
Theo dõi DocLuat trên Google News
Số điện thoại 111, tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

Mục lục

1. Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111

2. Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111

3. Nội dung tiếp nhận thông tin của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

4. Những số điện thoại Tổng đài khẩn cấp cần phải thuộc lòng?

1. Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111

Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 tiền thân chính là Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em- Phím số diệu kỳ 18001567 thành lập năm 2004. Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em Việt Nam cùng đại biểu quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại điện trẻ em khai trương từ ngày 06/12/2017, hoạt động 24/24h tất cả các ngày trong tuần, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động tổng đài đã hoạt động suốt 24/24h tất cả các ngày trong tuần để tư vấn, tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo tố giác hành vi xâm hại trẻ nhỏ. Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 với ba chữ số 111, những con số đơn giản, ngắn và dễ nhớ luôn kịp thời, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý những vẫn đề liên quan đến quyền trẻ em, tạo nên bước tường an toàn âm thầm bảo vệ trẻ em trên toàn Việt Nam.

Trong 18 năm qua kể từ khi thành lập, tổng đài đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 05 triệu cuộc gọi đến, trong số đó, các cuộc gọi đã hỗ trợ, can thiệp những trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, trẻ bị lạc, bị bỏ rơi, trẻ cần hồ trợ về tài chính,... các vấn đề liên quan đến những khó khăn của trẻ em trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, thầy cô và những mối quan hệ xung quanh.

2. Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111

Trong suốt quá trình hoạt động, theo Bộ Trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tổng đài có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, từ đó liên hệ đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền để nhằm hỗ trợ kịp thời các vấn đề cho người liên hệ. 

Khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu. Cung cấp mọi thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.

Tổng đài tư vấn thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. 

Tổng đài còn đóng vai trò là cầu nối, tiếp nhận tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha mẹ, gia đình, người chăm sóc, giám hộ hợp pháp của trẻ. 

Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em. Từ đó hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

3. Nội dung tiếp nhận thông tin của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

Phát giác tội phạm, bạo lực, xâm hại, những vấn đề xâm phạm đến quyền trẻ em- Gọi ngay Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111.

Chia sẻ từ những nhân viên thường trực của Tổng đài, thời gian đầu khi Tổng đài mới hoạt động, những cuộc gọi đến phần lớn là tư vấn cho trẻ những khó khăn về học tập, sức khỏe tâm, sinh lý của trẻ, về những mối quan hệ và ứng xử với gia đình, bạn bè, nhà trường, hoặc những cuộc gọi từ các bậc phụ huynh mong muốn có những tư vấn về giáo dục con cái... Tuy nhiên, những năm trở lại đây số các ca can thiệp tăng lên theo cấp số nhân trong chỉ một vài tháng, tnhs chất những vụ việc ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn. Đặc biệt là số ca trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực gia đình và qua môi trường mạng, trẻ có những tổn hại về thể chất, tinh thần gia tăng. Các em bị tổn hại về tâm lý, bị lừa gạt, bị ép buộc, bị xâm hại tình dục mà không dám chia sẻ với gia đình nên đã tìm đến Tổng đài 111.

Một trong những câu chuyện thường nhật mà nhân viên thường trực tổng đài tư vấn đã tiếp nhận: Người mẹ có đứa con gái bị xâm hại tình dục nhưng vụ việc đã xảy ra được 02 tháng, chị gọi đến trong cảm xúc vừa hỗn loạn vừa đau đớn. Người nhân viên nhẹ nhàng phân tích: "Giám định phải có cơ quan chức năng đi cùng họ mới công nhận kết quả theo đúng quy định pháp luật. Sau hai tháng mới đi khám là đã muộn, vì lượng tinh dịch của đối tượng thực hiện hành vi xâm hại đối với con chị đã mất, phần tổn thương về mặt sinh học của bé có thể cũng đã lành.Trường hợp của chị chúng tôi sẽ kết nối cơ quan chuyên môn giúp đỡ, bây giờ chị có thể cho chúng tôi biết căn cứ vào những dấu hiệu nào chị khẳng định bé bị... xâm hại?".

Gần đây là vụ việc bé gái N.T.V.A 08 tuổi bị chính cha ruột của mình và dì ghẻ bạo hành đến tử vong, chia sẻ của chuyên viên tổng đài về câu chuyện này: Phải chi người mẹ đó có thể gọi đến tổng đài 111 để nhờ tư vấn, phải chi cô bé đó có thể biết được Tổng đài 111 có thể giúp đỡ con, phải chi những người xung quanh thực sự hành động vì con dù chỉ một lần...

Từ những câu chuyện trên, đối với người nghe nó chỉ là một câu chuyện, nhưng đối với gia đình nó chính là sự đau đớn, giằng xé, đối với những người túc trực ngày đếm hỗ trợ vì quyền và lợi ích của những đứa trẻ vô tội, đó lại là một sự đau đáu khôn nguôn.

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, những con số tưởng chừng đơn giản- nhưng không hẳn ai cũng biết. Những nối đau, những sự nuối tiếc vẫn điễn ra đâu đó hằng ngày xung quanh chúng ta, nếu phát hiện hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, hãy thông báo, liên hệ ngay đến:

- Số điệ thoại Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

- Ứng dụng Tổng đài 111

- Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616

- Facebook Tổng đài 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

4. Những số điện thoại Tổng đài khẩn cấp cần phải thuộc lòng?

Sau đây là những đầu số Tổng đài mà bạn nên biết, điều này không chỉ đảm bảo sự an toàn kịp thời cho bạn mà còn cả những người xung quanh:

- Tổng đài 111: Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em, thường trực 24/24h, hoàn toàn miễn phí. Khi bạn cần tư vấn hoặc thấy các nguy cơ, hành vi xâm hại: bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc... trẻ em.

- Tổng đài 112: Tổng đài yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc. Khi bạn cần trợ giúp về tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống chủ yếu do thiên tai gây ra như: bão lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở,.. những trường hợ tàu, bè chìm, trôi dạt, mất phương hướng.

- Tổng đài 113: Tổng đài gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự như: các trường hợp cướp giật, trộm cắp tài sản, ẩu đả, đánh nhau, bạo hành,...

- Tổng đài 114: Tổng đài gọi cơ quan phòng cháy chưa cháy, cứu hộ cứu nạn. Khi gặp trường hợp khẩn cấp như: hỏa hoạn, cháy nổ, mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy, dười hầm mỏ,...

- Tổng đài 115: Tổng đài gọi cấp cứu y tế. Khi gặp những trường hợp sức khỏe nghiêm trọng, liên hệ đường dây nóng 115 để được nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu nhanh chóng để bảo vệ an toàn tính mạng cho bạn và những người xung quanh.

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow