So sánh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Giao dịch dân sự là sự thoả thuận, thống nhất ý chí các bên, tuy nhiên không phải bao giờ các bên cũng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đã xác lập.

06/12/2020 - 17:54 GMT+7
 0  699
Theo dõi DocLuat trên Google News
So sánh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
nguồn internet

Giao dịch dân sự là sự thoả thuận, thống nhất ý chí các bên, tuy nhiên không phải bao giờ các bên cũng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đã xác lập. Do đó, để bảo đảm quyền lợi các bên tham gia việc cần thiết phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.  

Hiện nay, có 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lưu quyền sở hữu, tín chấp, bảo lãnh, cầm giữ tài sản. Trong đó, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản là hai biện pháp bảo đảm mới đựợc bổ sung trong Bộ luật dân sự năm 2015

Giống nhau: Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ:

- Do các bên thoả thuận;

- Bổ sung cho hợp đồng chính;

- Ràng buộc các bên thực hiện nghĩa vụ đã xác lập;

- Chỉ áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ.

Khác nhau:

    - Cầm cố:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 309 - Điều 316 BLDS 2015

    + Khái niệm: Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    + Chủ thể: Bên cầm cố; Bên nhận cầm cố

    + Đối tượng: Tài sản của bên cầm cố, như động sản, các loại giấy tờ có giá

    + Bản chất: Bắt buộc phải có sự chuyển giao tài sản

    + Hình thức: Phải lập thành văn bản

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Có

           

    - Thế chấp:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 317 - Điều 327 BLDS 2015

    + Khái niệm: Dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia 

    + Chủ thể: Bên thế chấp; Bên nhận thế chấp; Bên giữ tài sản (nếu có)

    + Đối tượng: Tài sản của bên thế chấp, gồm: động sản, bất động sản, tài sản hình thành trong tương lai,…

    + Bản chất: Bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng

    + Hình thức: Phải lập thành văn bản; Đối với trường hợp luật định phải công chứng, chứng thực

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Có

 

    - Đặt cọc:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 328 BLDS 2015

    + Khái niệm: Giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác  trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

    + Chủ thể: Bên đặt cọc; Bên nhận đặt cọc

    + Đối tượng: Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác

    + Bản chất: Không chuyển giao tài sản, chỉ giao các loại giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản

    + Hình thức: Phải lập thành văn bản

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Không

 

    - Ký quỹ:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 330 BLDS 2015

    + Khái niệm: Bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

    + Chủ thể: Bên ký quỹ; Bên có quyền; Tổ chức tín dụng

    + Đối tượng: Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá

    + Bản chất: Tài sản không giao cho bên có quyền

    + Hình thức:

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Không

 

    - Ký cược:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 329 BLDS 2015

    + Khái niệm: Bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê

    + Chủ thể: Bên ký cược; Bên nhận ký cược

    + Đối tượng: Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác

    + Bản chất: Bảo đảm bên thuê sẽ trả lại tài sản thuê

    + Hình thức: Không đòi hỏi phải lập thành văn bản

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Không

 

    - Bảo lưu quyền sở hữu tài sản:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 331 - Điều 334 BLDS 2015

    + Khái niệm: Bên bán bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ thì mới chuyển giao cho bên mua

    + Chủ thể: Bên bán (bên bảo lưu quyền sở hữu); Bên mua

    + Đối tượng: Tài sản của bên bán (quyền sở hữu tài sản)

    + Bản chất: Ghi nhận quyền sở hữu bên bán

    + Hình thức:

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba:

 

    - Tín chấp:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 344 - Điều 345 BLDS 2015

    + Khái niệm: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng của pháp luật

    + Chủ thể: Bên cho vay; Bên vay; Tổ chức chính trị - xã hội cơ sở

    + Đối tượng: Tiền

    + Bản chất: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc trái quyền

    + Hình thức: Phải lập thành văn bản

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Không

 

    - Bảo lãnh:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 335 - Điều 343 BLDS 2015

    + Khái niệm: Người thứ ba cam kết với bên có sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    + Chủ thể: Bên bảo lãnh; Bên nhận bảo lãnh; Bên được bảo lãnh

    + Đối tượng: Tài sản của bên bảo lãnh

    + Bản chất: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc trái quyền

    + Hình thức: Phải lập thành văn bản; Đối với trường hợp luật định phải công chứng, chứng thực

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Không

 

    - Cầm giữ tài sản:

    + Cơ sở pháp lý: Điều 346 - Điều 350 BLDS 2015

    + Khái niệm: Bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    + Chủ thể: Bên cầm giữ; Bên bị cầm giữ

    + Đối tượng: Tài sản chiếm giữ hợp pháp của bên có quyền

    + Bản chất: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm

    + Hình thức:

    + Hiệu lực đối kháng với người thứ ba:

theo danluat.vn

Các tập tin đính kèm

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow