Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhờ mang thai hộ
Để thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền của vợ, chồng cho nhau về việc nhờ mang thai hộ cần những thủ tục, giấy tờ gì? quy trình công chứng viên thực hiện...
MỤC LỤC
1.2. Giấy tờ tùy thân
1.3. Giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Giấy tờ chứng minh về quan hệ hôn nhân
- Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch
- Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi
- Người làm chứng/người phiên dịch
- Giấy tờ khác
- Hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn
2.1. Kỹ năng cần thiết của công chứng viên
2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện công chứng
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
- Bước 2: Soạn thảo và ký văn bản
- Bước 3: Ký chứng nhận
- Bước 4: Trả kết quả công chứng
- Bước 5: Lưu trữ hồ sơ công chứng
3. Mẫu hợp đồng
1. Người yêu cầu công chứng
1.1. Phiếu yêu cầu công chứng
Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (theo mẫu);
1.2. Giấy tờ tùy thân:
Giấy tờ tùy thân gồm một trong những loại giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân (CMND), theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 2 năm 1999.
- Căn cước công dân (CCCD), theo Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.
- Hộ chiếu (Passport), theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007.
- Chứng minh sĩ quan quân đội, theo Nghị định 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008.
- Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, theo Nghị định 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
1.3. Giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có:
a) Thứ nhất, giấy tờ chứng minh về quan hệ hôn nhân:
- Giấy chứng nhận kết hôn/Xác nhận về quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày 03/01/1987 cho đến nay (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn);
b) Thứ ba, giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:
- Cá nhân là người Việt Nam cư trú trong nước: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận về cư trú (theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021);
c) Thứ tư, giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi:
Giấy khám sức khỏe/Tâm thần… (khi nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp đồng);
d) Thứ năm, người làm chứng/người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/người phiên dịch):
- Người làm chứng: Nếu có người tham gia giao dịch mà: Không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được hoặc trong trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. (theo Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014 và hướng dẫn của Bộ Tư pháp có Công văn 935/BTTP-CC ngày 03/10/2017), người làm chứng chuẩn bị giấy tờ tùy thân nêu trên.
- Người phiên dịch: Nếu có người tham gia giao dịch mà: Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. (theo Khoản 3 Điều 47 Luật công chứng năm 2014), người phiên dịch chuẩn bị giấy tờ tùy thân nêu trên.
Có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy định phải có;
g) Thứ bày, đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn:
Ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo hợp đồng đã soạn thảo sẵn.
2. Công chứng viên
2.1. Kỹ năng cần thiết của công chứng viên
- Tìm kiếm, tra cứu văn bản pháp luật, xác định quan hệ pháp luật trong yêu cầu công chứng của khách hàng được điều chỉnh bởi luật nào.
- Kỹ năng đánh máy, soạn thảo văn bản (đánh máy và xử lý văn bản tốt là một ưu thế).
- Kỹ năng tư vấn, làm việc với khách hàng, trao đổi hồ sơ, chuyên môn với công chứng viên, …..
- Ngoại ngữ cũng là một lợi thế không thể thiếu giúp các công chứng viên có thể trao đổi, làm việc với khách hàng cũng như kiểm tra các bản dịch trong việc chứng thực.
- Khả năng ngôn ngữ bao gồm kỹ năng nói (để trao đổi, tư vấn với khách hàng, công chứng viên), kỹ năng viết (để soạn thảo văn bản, chuyển tải yêu cầu của khách hàng từ ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ văn bản). Cần nhấn mạnh về khả năng này vì Công chứng viên nói riêng và người hành nghề luật nói chung không thể hành nghề hiệu quả nếu khả năng ngôn ngữ (nói, viết) không tốt. Do đó, trong quá trình học tập cũng như hành nghề luật chúng ta nên không ngừng nâng cao kỹ năng này.
2.2. Cơ sở pháp lý và lưu ý
Công chứng viên kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ cho người yêu cầu theo đúng các trình tự thủ tục quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014:
Công chứng viên tiếp nhận thực hiện theo trình tự thủ tục chung sẽ thực hiện theo Điều 41 Luật Công chứng 2014 cụ thể như sau:
+ Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, khoản 1 và khoản 2, Điều 40 của Luật công chứng 2014 và nêu nội dung ý định lập Hợp đồng ủy quyền. Theo đó, bộ hồ sơ mà người yêu cầu công chứng phải nộp gồm có:
a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (theo mẫu);
b) Bản sao giấy tờ tùy thân;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao các giấy tờ thay thế mà pháp luật quy định đối với tài sản là đối tượng trong hợp đồng giao dịch;
d) Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch.
- Công chứng viên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật quy định tại điều 17 Luật công chứng 2014 đặc biệt là điểm d, khoản 1, điều 17 Luật công chứng 2014 về việc đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin tài liệu để thực hiện công chứng.
- Việc công chứng Hợp đồng ủy quyền phải tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng 2014.
- Những quy định của pháp luật liên quan đến ủy quyền cũng được áp dụng đúng quy định pháp luật từ Điều 562 đến Điều 568 của Bộ luật Dân sự 2015.
- Khi có người yêu cầu công chứng đến giao dịch, công chứng viên sẽ hỏi người yêu cầu công chứng đến Văn phòng công chứng/Phòng công chứng để thực hiện giao dịch gì? Từ câu trả lời của người yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ căn cứ vào các quy định của Pháp luật mà hướng dẫn cũng như yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ cần thiết để thực hiện chính xác yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;
- Khi công chứng Hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho cho các bên.
- Khi khách hàng xuất trình giấy tờ, nếu thấy đầy đủ và đảm bảo để thực hiện yêu cầu của khách hàng thì công chứng viên hướng dẫn khách hàng viết vào Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (theo mẫu); công chứng viên kiểm tra, đối chiếu bản chính với các bản sao giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp.
- Thực tế cho thấy rằng, việc soạn thảo hợp đồng do thư ký nghiệp vụ soạn thảo điều này đã giúp giảm tải khối lượng công việc của công chứng viên và đáp ứng nhanh được nhu cầu của người yêu cầu công chứng hiện nay. Về tính pháp lý, sau khi nhân viên nghiệp vụ soạn thảo công chứng viên có kiểm tra lại và khách hàng có đọc lại vì công chứng viên là người chịu trách nhiệm về hợp đồng công chứng. Công chứng viên giải đáp các thắc mắc của người yêu cầu công chứng, giải thích cho họ hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, hậu quả pháp lý của việc ký kết hợp đồng. Công chứng viên đã thực hiện đúng trình tự thủ tục công chứng được quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014.
2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện công chứng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
Sau khi người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ, Công chứng viên tiếp nhận yêu cầu công chứng, bước đầu tiên công chứng viên xác định thẩm quyền công chứng. Đối với trường hợp ủy quyền thì phải tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng 2014;
Thông qua việc hỏi, trao đổi với người yêu cầu công chứng về yêu cầu công chứng để công chứng viên xác định chính xác yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng là công chứng Hợp đồng ủy quyền với nội dung như thế nào?
Khi đã xác định được chính xác yêu cầu của người yêu cầu công chứng, công chứng viên hỏi những giấy tờ tùy thân, giấy tờ tài sản và các giấy tờ khác có liên quan hay không để xuất trình cho công chứng viên kiểm tra hồ sơ.
Công chứng viên tiến hành kiểm tra bản chính các loại giấy tờ nêu trên mà người yêu cầu công chứng cung cấp và kiểm tra các thông tin có trùng khớp với nhau trên các giấy tờ đồng thời xử lý hồ sơ bằng phương pháp kiểm tra thông tin như: thông tin giao dịch, thông tin ngăn chặn... Trường hợp:
- Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
- Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Bước 2: Soạn thảo và ký văn bản
* Soạn thảo hợp đồng công chứng:
- Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
- Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch (Điều 41 Luật công chứng 2014), thư ký nghiệp vụ sau khi soạn thảo xong in bản thảo chuyển cho người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ nội dung của hợp đồng. Thư ký nghiệp vụ in bản chính Hợp đồng và kèm toàn bộ hồ sơ chuyển cho công chứng viên kiểm tra.
- Do thư ký nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng nên công chứng viên kiểm tra lại các thông tin, các điều khoản trong dự thảo hợp đồng do người yêu cầu công chứng cung cấp hoặc bản dự thảo hợp đồng do chính Văn phòng công chứng của mình soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng hoặc kiểm tra dự thảo hợp đồng do khách hàng soạn thảo sẵn để kịp thời phát hiện những sai sót khắc phục kịp thời để tránh gây phiền hà cho người yêu cầu công chứng khi ký hợp đồng hoặc sau khi ký xong mới phát hiện sai sót làm tốn thời gian của người yêu cầu công chứng.
- Hợp đồng công chứng được đánh số thứ tự từng trang. Chữ viết trong hợp đồng là tiếng Việt và được viết rõ ràng, không viết tắt hoặc dùng ký hiệu, không viết xen dòng, đè dòng, không tẩy xóa, không để trống…
* Ký hợp đồng công chứng
- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung.
- Công chứng viên mời người yêu cầu công chứng đến trước mặt công chứng viên cùng tiến hành thủ tục ký công chứng. Khi thực hiện thủ tục này công chứng viên sẽ kiểm tra lại thông tin về nhân thân, năng lực hành vi dân sự, ý chí của người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng là như thế nào, người yêu cầu công chứng có đồng ý với toàn bộ nội dung trong hợp đồng đã được soạn thảo không; người yêu cầu công chứng đồng ý, không có vấn đề gì nghi ngờ, không có điều khoản nào trong hợp đồng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, việc ủy quyền này là hoàn toàn tự nguyện, … thì công chứng viên sẽ cho người yêu cầu công chứng ký vào từng trang Hợp đồng, trang cuối cùng của hợp đồng ký, ghi rõ họ tên, điểm chỉ trước mặt công chứng viên, sau khi điểm chỉ xong, công chứng viên sẽ đối chiếu các đặt điểm nhận dạng như: dấu vân tay trên hợp đồng với dấu vân tay trên giấy tờ tùy thân, chữ ký, khuôn mặt... để xác định chính xác chủ thể tham gia hợp đồng có đúng không, công chứng viên cũng ký vào từng trang và ký vào trang lời chứng của công chứng viên.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng. Việc làm này của Công chứng viên không những tuân thủ trình tự, thủ tục khi công chứng hợp đồng, giao dịch mà còn có ý nghĩa bảo đảm giá trị chứng cứ. Hợp đồng, giao dịch có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố vô hiệu.
Bước 4: Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng. Thực hiện đúng theo thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; mức trần thù lao công chứng và thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh/thành phố quy định.
Bước 5: Lưu trữ hồ sơ công chứng
Hồ sơ sau khi được công chứng xong chuyển cho bộ phận tính phí để thu phí, đóng dấu, cho số công chứng và bàn giao cho bộ phận lưu trữ tiến hành thủ tục lưu trữ hồ sơ đã được công chứng. Việc lưu trữ được nhân viên lưu trữ thực hiện theo điều 63, điều 64 Luật công chứng 2014.
3. Mẫu hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày ...... tháng .... năm ........... tại: .......................... Chúng tôi gồm có:
Bên ủy quyền (sau đây gọi tắt là bên A):
Ông/Bà : …………………
Sinh năm : ………
Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………
Bên được ủy quyền (sau đây gọi tắt là bên B):
Ông/Bà : …………………
Sinh năm : ………
Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………
Bằng Hợp đồng này, bên A ủy quyền cho bên B với những thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1
NỘI DUNG, PHẠM VI ỦY QUYỀN
Nội dung ủy quyền: Bên A và bên B là vợ chồng ............................................................
Bằng văn bản hợp đồng này, bên A ủy quyền cho bên B đại diện bên A hệ với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc sau: ................................
Phạm vi ủy quyền: Trong phạm vi ủy quyền, bên B được toàn quyền lập văn bản, ký tên, nộp hồ sơ và nhận kết quả các giấy tờ liên quan theo nội dung ủy quyền; thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung được ủy quyền.
Mọi hành vi của bên B thực hiện theo nội dung ủy quyền này là ý chí của bên A. Bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung ủy quyền.
ĐIỀU 2
THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Thời hạn ủy quyền: …. (……) năm, kể từ …………………….
ĐIỀU 3
THÙ LAO ỦY QUYỀN
Thù lao ủy quyền: .............
ĐIỀU 4
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc được ủy quyền;
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi được ủy quyền;
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền;
2. Bên A có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi ủy quyền nêu trên;
- Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc được ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác.
- Được bồi thường thiệt hại nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.
ĐIỀU 5
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện công việc theo nội dung ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện việc ủy quyền;
- Giao cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Bên B có các quyền sau:
- Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc được ủy quyền;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện các việc được ủy quyền.
ĐIỀU 6
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Những thông tin đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
2. Việc ủy quyền này không nhằm mục đích che giấu bất cứ một giao dịch nào khác;
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
4. Chúng tôi đã được Công chứng viên giải thích rõ quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung ủy quyền.
ĐIỀU 7
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
Nguyễn Văn Ngọc (tổng hợp)
Phản ứng của bạn là gì?