Tìm hiểu về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Hướng dẫn Điều 201 BLHS về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự khi lãi suất vượt quá 20% một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS.
Ξ Mục lục ↑ ↓
1. Giải thích một số thuật ngữ
Hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự thì được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP.
Tại Nghị quyết này thì các thuật ngữ được quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Cụ thể như sau:
- Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất được quy định theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể thì mức lãi suất được quy định theo pháp luật dân sự đó là không vượt quá 20% một năm. Trong trường hợp mà cho vay bằng tài sản khác không phải là tiền thì khi tiến hành giải quyết thì phải thực hiện quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
- Thu lợi bất chính được xác định đó là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay. Đối với trường hợp mà thu lợi bất chính mà là tài sản khác không phải là tiền thì phải được tiến hành quy đổi thành tiền tại cái thời điểm mà chuyển giao tài sản vay.
Như vậy thì tại Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP có nêu cụ thể về cho vay nặng lãi cũng như là thu lợi bất chính là gì.
2. Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự.
Như chúng ta đã biết thì thu lợi bất chính chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất cao nhất theo quy định của bộ luật dân sự và các khoản thu trái quy định của pháp luật khác của người vay. Vậy thì làm thế nào để xác định được số tiền thu lợi bất chính để có thể xử lý trách nhiệm hình sự.
Đầu tiên là đối với trường hợp mà cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm số tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác và người vay phải trả cho người vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của bộ luật dân sự trong cả kỳ hạn vay.
Còn trong trường hợp mà cho vay nặng lãi mà chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì bị phát hiện số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm số tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi đã trừ đi số tiền lãi tương ướng với mức lãi suất cao nhất theo như quy định của Bộ luật dân sự tính đến cái thời điểm mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện và tiến hành ngăn chặn.
Đối với trường hợp mà bên vay đã trả tiền trước thời hạn và các khoản tiền trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để có thể xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu lợi trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.
Như vậy thì việc xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự thì đã phân chia thành hai trường hợp cơ bản đó là trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận và trường hợp là cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp cụ thể
Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể về tội cho vay nặng lãi thì được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết số 01/2021/NQ - HĐTP. Theo đó thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong 05 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội là từ 30 triệu đồng trở lên. Nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc là áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính thì họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó là phạm tội 02 lần trở lên theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng.
Trường hợp 2: Trong trường hợp mà người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lơi bất chính đều dưới 30 triệu đồng nhưng mà tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên và cách hành vi này chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và cũng chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng. Đối với trường hợp này thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội 02 lần trở lên"
Trường hợp 3: Trong trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoặc là đối với các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên" theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 4: Trong trường hợp mà người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau có liên quan đến việc đòi nợ như là dùng vũ lực, đe dọa vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc là có hành vi khác để lấy tài sản thì cần căn cứ vào tùy thuộc vào từng trường hợp họ còn có thể bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng nếu như mà có đủ các yếu tố để cấu thành tội phạm.
Trường hợp 5: Trong trường hợp mà người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính mà thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên nhưng mà vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính thì được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 mà chúng tôi có đề cập đến. Khi quyết định hình phạt thì tòa án sẽ dựa vào quy định tại Điều 15 và khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 về phạm tội chưa đạt.
Như vậy thì trên đây là 05 trường hợp cụ thể để có thể xác định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp cụ thể. Theo đó thì tại nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP đã quy định rất rõ về nội dung truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay nặng lãi được quy định tai Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.
Phản ứng của bạn là gì?