Tôi muốn tặng cho nhà được nhận thừa kế riêng cần giấy tờ gì ?
Để thực hiện việc tặng cho quyền sở hữu nhà được nhận thừa kế riêng bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và các giấy tờ khác có liên quan.
Nhà được nhận thừa kế riêng: trong trường hợp này thì quyền sở hữu nhà đứng tên ai thì người đó được quyền thực hiện việc tặng cho nhà cho người khác (xem thêm: Công nhận tài sản riêng và Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng theo Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014), vậy giấy tờ cần những gì:
* Bên tặng cho nhà cần chuẩn bị giấy tờ:
I – Giấy tờ tùy thân: Giấy tờ tùy thân gồm một trong những loại giấy tờ sau:
+ Chứng minh nhân dân (CMND), theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 2 năm 1999.
+ Căn cước công dân (CCCD), theo Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.
+ Hộ chiếu (Passport), theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007.
+ Chứng minh sĩ quan quân đội, theo Nghị định 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008.
+ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, theo Nghị định 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
* Lưu ý: những giấy tờ tùy thân nêu trên phải còn thời hạn sử dụng và nên cầm loại giấy tờ tùy thân giống trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
- Giấy tờ khác kèm theo tùy vào địa phương:
+ Sổ hộ khâu.
+ Sổ tạm trú.
+ Giấy xác nhận thường trú, tạm trú.
II – Giấy tờ về tài sản:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ hồng …)
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc Mảnh trích lục địa chính có đo đạc (tùy vào địa phương và thời điểm bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà)
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ, xác nhận nhà không tranh chấp (tùy vào từng địa phương)
* Bên được tặng cho nhà cần chuẩn bị giấy tờ:
- Giấy tờ tùy thân nêu trên.
- Giấy chứng nhận kết hôn (trường hợp tặng cho cả hai vợ chồng).
- Lưu ý trường hợp được sở hữu nhà ở và điều kiện để sở hữu nhà ở theo quy định Luật nhà ở 2014.
* Trường hợp phát sinh thêm:
- Nếu có người tham gia giao dịch mà: Không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được hoặc trong trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. (theo Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014 và hướng dẫn của Bộ Tư pháp có Công văn 935/BTTP-CC ngày 03/10/2017), người làm chứng chuẩn bị giấy tờ tùy thân nêu trên.
- Nếu có người tham gia giao dịch mà: Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. (theo Khoản 3 Điều 47 Luật công chứng năm 2014), người phiên dịch chuẩn bị giấy tờ tùy thân nêu trên.
(Trên đây là nguồn tổng hợp, chỉ có tính chất tham khảo)
Phản ứng của bạn là gì?