Từ chối thừa kế theo di chúc

Từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự; cụ thể về thời hạn từ chối, hình thức và thủ tục từ chối cũng như trường hợp không có quyền từ chối.

26/09/2021 - 17:44 GMT+7
 0  73
Theo dõi DocLuat trên Google News

Mục lục

1. Người từ chối nhận di sản thừa kế

2. Thời hạn từ chối hưởng di sản

3. Thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

4. Từ chối nhận di sản theo di chúc

5. Mẫu Văn bản từ chối nhận di sản

1. Người từ chối nhận di sản thừa kế

Người từ chối nhận di sản thừa kế là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật từ bỏ quyền nhận di sản thừa kế của mình.

Người thừa kế là những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân; là cơ quan tổ chức. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.

Việc từ chối nhận di sản được coi là quyền của người được hưởng thừa kế, không bị phụ thuộc vào sự chấp thuận của các thừa kế khác.

Người để lại di sản thừa kế có quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản phải là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình.

Việc thừa kế chỉ có thể xảy ra khi có sự kiện là người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Người để lại di sản thừa kế có thể là bất cứ cá nhân nào mà không bị phụ thuộc, hạn chế bởi lý do nào (người mất năng lực hành vi, phải chấp hành án hình sự, ...).

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại thừa kế chết. Cơ quan, tổ chức nhận di sản thừa kế theo di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. Thời hạn từ chối hưởng di sản

Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản".

Việc từ chối nhận di sản là một quyền của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này, pháp luật hiện hành chỉ chấp nhận nếu người muốn từ chối nhận di sản thể hiện việc từ chối trước thời điểm những người thừa kế tiến hành phân chia di sản. Nếu quá thời hạn này, người được hưởng di sản không muốn nhận di sản thì sẽ không được chấp nhận.

3. Thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Theo Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định: "Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản".

Vì vậy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản đối với di sản là bất động sản không bị phụ thuộc vào phạm vi địa hạt, tức người yêu cầu công chứng có thể đến bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện việc từ chối hưởng di sản thừa kế.

Trong khi đó, thẩm quyền chứng thực việc từ chối nhận di sản của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn chỉ là nơi có địa điểm mở thừa kế.

4. Từ chối nhận di sản theo di chúc

Việc từ chối nhận di sản là một quyền của người được hưởng thừa kế, nhưng việc từ chối nhận di sản theo di chúc đối với cá nhân cần lưu ý sau:

Nếu bạn là người thừa kế theo Di chúc thì khi thực hiện việc từ chối nhận di sản theo Di chúc có thể dẫn đến bạn lại trở thành người thừa kế theo Pháp luật. Vì di sản từ chối lúc này lại đem chia theo quy định của pháp luật. Do đó nếu bạn thuộc người thừa kế theo pháp luật của người chết, căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, như sau:

"Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Chính vì vậy, nếu bạn không muốn nhận di sản thuộc trường hợp trên thì bạn phải từ chối thêm một lần nữa nhưng với cương vị là từ chối di sản theo pháp luật chứ không còn là từ chối thừa kế theo di chúc nữa.

5. Mẫu Văn bản từ chối nhận di sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

           Hôm nay, ngày ...... tháng .... năm ........... tại: .......................... Tôi là:

Ông/Bà                                : …………………

Sinh năm                             : ………

Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát ………………

Nơi cư trú: ………………………………………………………………………

(Quan hệ thừa kế với ông/bà ……….: là ……).

         Tôi là người thuộc hàng thừa kế thứ …… theo pháp luật của ông/bà ………., sinh năm …….., đã chết ngày …….. theo trích lục khai tử (bản sao) số ……../TLKT-BS do Ủy ban nhân dân …….. cấp ngày ……..; đã được đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân …….. số …….. ngày ……...

       * Di sản thừa kế của ông/bà ………….:

     . Quyền sử dụng đất: Thửa đất số: ....; tờ bản đồ số: ....; diện tích: .... m2; mục đích sử dụng: ....; thời hạn sử dụng: ....; địa chỉ thửa đất: .... theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ....; số vào sổ cấp GCN: .... do .... cấp ngày .....

     . Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: Thửa đất số: ….; tờ bản đồ số: ….; diện tích: …. m2; mục đích sử dụng: ….; thời hạn sử dụng: ….; địa chỉ thửa đất: …., …., …. và tài sản gắn liền với đất là nhà ở/nhà xưởng/kho/công trình có diện tích xây dựng: …. m2, diện tích sàn: ……. m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ….; số vào sổ cấp GCN: …. do …. cấp ngày …..

       . Căn hộ: Căn hộ chung cư số …………., tên nhà chung cư: …………., diện tích sàn: ….. m2, diện tích sử dụng: ….. m2 hình thức sở hữu: sở hữu riêng; căn hộ chung cư nêu trên gắn liền với quyền sử dụng thửa đất số: …..; tờ bản đồ số: …..; diện tích: ….. m2; mục đích sử dụng: …..…..; thời hạn sử dụng: …..; địa chỉ thửa đất: ….., ….., ….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số …..…..  (số vào sổ cấp GCN: …..…..) do …..…..….. cấp ngày …/…/20…..

      . Xe: xe mang biển số ................, Nhãn hiệu: ................, số loại: ................, Loại xe: ................, màu sơn: ................, số máy: ................, số khung: ................, Dung tích: ................, số chỗ ngồi: ................ theo Giấy chứng nhận đăng ký xe số ................ do Phòng Cảnh Sát Giao Thông ................ cấp ngày ................ (đăng ký lần đầu ngày ................).
         
         Nay bằng Văn bản này, tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần di sản thừa kế do ông/bà ………… chết để lại nêu trên mà tôi được hưởng theo pháp luật.

         Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và việc từ chối nhận di sản này là hoàn toàn tự nguyện, không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của tôi đối với người khác. 

         Tôi có trách nhiệm gửi văn bản này đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 

         Tôi tự đọc toàn bộ dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản này, hiểu, đồng ý toàn bộ nội dung dự thảo Văn bản và ký, điểm chỉ vào Văn bản này.

Người từ chối nhận di sản

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Ngọc

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow