Nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
Nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng năm 2024 gồm: kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết, kiểm tra thứ hai là kiểm tra trắc nghiệm.

Kể từ ngày 20/11/2023, Thông tư 08/2023/TT-BTP có hiệu lực đã thay đổi hình thức thi vấn đáp thành thi trắc nghiệm, cụ thể tại Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;
- Kết quả thực hiện những nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BTP.
Tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định "Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm":
- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
- Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;
- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;
- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;
- Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
- Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
- Kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng;
- Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng;
- Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
2. Hình thức kiểm tra bao gồm:
- Bài kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết. Thời gian kiểm tra là 180 phút.
- Bài kiểm tra thứ hai là kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính; trường hợp chưa có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy vi tính thì kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.
Bộ Tư pháp quyết định và thông báo cụ thể về hình thức của bài kiểm tra thứ hai trong dự kiến kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra.
Việc thay đổi thành hình thức thi vấn đáp thành trắc nghiệm cũng có ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm của thi trắc nghiệm:
Thi trắc nghiệm được áp dụng phổ biến hiện nay bởi những ưu điểm dưới đây:
● Tiết kiệm chi phí triển khai
Hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí trong quá trình kiểm tra, tổ chức thi cử.
● Rút ngắn thời gian thi
So với hình thức thi vấn đáp, thi trắc nghiệm nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian thi, coi thi và chấm thi.
● Biết kết quả thi sớm hơn
Thời gian chấm trắc nghiệm rất nhanh (nếu thi với số lượng lớn có thể chấm trên máy). Chỉ mất từ 10-15 ngày là bạn đã biết kết quả thi.
● Kết quả khách quan
Các bài thi có đáp án rõ ràng, thuận tiện cho việc chấm điểm. Điều này tạo sự uy tín, đảm bảo cho kết quả khách quan hơn so với chấm thi tự luận.
● Tự chấm điểm dễ dàng
Trong một câu hỏi đều có một đáp án chính xác, bởi vậy chúng ta có thể tự tính điểm khi có đáp án chính xác.
● Đây cũng chính là cách để khắc phục tình trạng học tủ, học lệch của thí sinh. Ngoài ra có thể phát huy được hết năng lực của thí sinh.
* Nhược điểm của thi trắc nghiệm:
Bên cạnh ưu điểm được nêu ở trên, thi trắc nghiệm cũng có những nhược điểm. Cụ thể là:
● Không đánh giá khách quan năng lực của người học
So với thi vấn đáp, thi trắc nghiệm sẽ khó đánh giá được năng lực thực sự của thí sinh. Bởi vì có ảnh hưởng bởi yếu tố may rủi. Nhiều thí sinh may mắn đạt điểm vì đánh bừa nhưng lại có kết quả đúng.
Điều này sẽ rất không công bằng cho các thí sinh khác.
● Hạn chế khả năng tư duy của người học
Việc của người học là chọn đáp án dựa trên những gợi ý chứ không cần suy nghĩ hay tính toán nhiều. Từ đó làm giảm khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình làm bài.
● Áp lực về thời gian thi
Lượng kiến thức vô cùng lớn trong khi thời gian không nhiều. Điều này khiến nhiều thí sinh không làm được sẽ chọn đáp án một cách ngẫu nhiên.
● Nội dung khá rộng và sâu
Nội dung câu hỏi của các môn thi trắc nghiệm thường rất rộng. Nhiều câu phải tính toán, giải, suy luận khá lâu mới tìm ra đáp án. Từ đó giúp cho việc ôn thi sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.
Phản ứng của bạn là gì?






