Nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong tài liệu, giấy tờ

Nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong tài liệu, giấy tờ là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi công chứng viên phải thực hiện khi tiến hành hoạt động công chứng.

10/10/2021 - 14:19 GMT+7
 0  1.2 N
Theo dõi DocLuat trên Google News
Nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu  trong tài liệu, giấy tờ
Một số ảnh minh họa nguồn Internet
Nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu  trong tài liệu, giấy tờ
Nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu  trong tài liệu, giấy tờ

Mục lục

1. Khái niệm

2. Nhận dạng chữ viết, chữ ký

2.1. Nhận dạng chữ viết

2.1.1. Sơ lược về chữ viết

2.1.2. Sự hình thành chữ viết ở một người

2.1.3. Đặc điểm của dạng chữ

2.2. Nhận dạng chữ ký

2.3. Nhận dạng chữ trong văn bản in

2.4. Một số đặc điểm để nhận dạng chung cho giấy tờ, tài liệu viết tay và in

2.4.1. Đối với thủ đoạn cắt dán

2.4.2. Đối với thủ đoạn tẩy xoá

3. Nhận dạng hình dấu giả trong giấy tờ, tài liệu

4. Nhận dạng tài liệu bị thay ảnh, ghép ảnh, thay trang

4.1. Tài liệu bị thay ảnh, ghép ảnh

4.2. Tài liệu bị thay trang

5. Một số kinh nghiệm xử lý tình huống khi gặp tài liệu nghi là giả, tài liệu ban hành sai về nội dung, hình thức hoặc thẩm quyền ban hành và ngăn chặn việc làm giả văn bằng công chứng

Bài viết này chúng tôi giới thiệu cho các bạn tham khảo “Kỹ năng nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong tài liệu, giấy tờ” với mong muốn trang bị cho bạn đọc những kỹ năng cơ bản để nhận dạng tính thật, giả của chữ viết, chữ ký, con dấu trong tài liệu, giấy tờ, bao gồm cả tài liệu, giấy tờ viết tay và tài liệu, giấy tờ in.

1. Khái niệm

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tỉnh hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Bằng hoạt động công chứng của mình, công chứng viên góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch cũng như cho các văn bản công chứng và bảo đảm an toàn pháp lý cho bản thân, trước hết, mỗi công chứng viên phải có kỹ năng nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến việc công chứng.

Trong xã hội, thuật ngữ tài liệu, giấy tờ được sử dụng khá phổ biến, đó là những vật phẩm do con người tạo ra mà ở chúng chứa đựng những giá trị tinh thần hoặc những giá trị vật chất nhất định. Đồng thời, chúng phản ánh một lượng thông tin nhất định về sự việc, con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực công chúng, tài liệu, giấy tờ có thể là đối tượng được chứng nhận và cũng có thể là vật chứa đựng căn cứ pháp lý để chứng nhận các giao dịch khác.

Thực tế cho thấy, tài liệu, giấy tờ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong các quan hệ xã hội, nó gắn liền với mọi lĩnh vực hoạt động của mỗi người. Cũng chính vì vậy, trong hoạt động công chứng, công chứng viên và nhân viên nghiệp vụ phải phát hiện được tài liệu, giấy tờ nào là phương tiện đề cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật, tài liệu giấy tờ nào là đối tượng bị xâm hại.

Ví dụ: Bản chính văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản giả hoàn toàn do đối tượng làm ra để lừa dối những cơ quan hữu quan trong việc tuyển dụng,bổ nhiệm, chuyển dịch quyền sở hữu ... là phương tiện và hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội. Còn văng bằng, chứng chỉ thật bị đối tượng cạo sửa, lồng ghép nội dung để làm thay đổi nội dung để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp lại là đối tượng bị xâm hại. Dù có là phương tiện hay đối tượng bị xâm hại thì mục đích chính của thủ phạm là tạo ra các giấy tờ, tài liệu bất hợp pháp để sử dụng vào các mục đích riêng của chúng mà không được xã hội chấp nhận.

Việc nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc công chứng khá giản đơn và khác hẳn công tác nghiên cứu giám định tài liệu trong khoa học kỹ thuật của nhiều linh vực như: tâm lý học, sinh lý học, ngôn ngữ học, hóa học, vật lý học, toán học... để phân loại, điều tra, phòng chống tội phạm.

2. Nhận dạng chữ viết, chữ ký

2.1. Nhận dạng chữ viết

2.1.1. Sơ lược về chữ viết

Như chúng ta đều biết, nhờ có lao động và thông qua lao động mà tiếng nói và chữ viết của con người được hình thành và phát triển. Sự hình thành chữ viết là một quá trình phát triển lâu dài. Chữ viết đầu tiên khá đơn giản, chỉ gồm những đường nét đơn điệu, hoặc là những nét vẽ tượng trưng có khả năng biểu đạt tư tưởng của con người và phản ánh được hiện thực khách quan của thế giới. Cùng với tiến trình phát triển của lao động, tiếng nói và chữ viết cũng phát triển và hoàn thiện như ngày nay.

Đến nay, trên thế giới đã hình thành và phát triển chữ viết theo 4 hệ chữ cơ bản như sau:

- Hệ chữ La tinh: Anh, Pháp, Đức, Việt Nam...

- Hệ chữ Sloven: Nga, Bungari, Nam Tư...

- Hệ chữ tượng hình: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...

- Hệ chữ Ai Cập: Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia...

Có thể nói, chữ viết là hệ thống những đường nét liên kết với nhau theo một quy tắc nhất định, do một dân tộc, một quốc gia hay một tập đoàn người quy ước với nhau dùng làm phương tiện để tư duy, trao đổi và lưu trữ thông tin... phục vụ cho đời sống con người và sự phát triển của xã hội.

2.1.2. Sự hình thành chữ viết ở một người

Chữ viết ở mỗi con người được hình thành không phải do bẩm sinh mà do quá trình luyện tập có ý thức, lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành một phản xạ có điều kiện. Phản xạ ấy được tạo ra bởi có sự tham gia chủ yếu của não và các cơ quan khác do não điều khiển. Có thể nói, chữ viết vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện vật chất để biểu đạt ngôn ngữ của con người.

Thông thường, trẻ em 6 tuổi có khả năng học tập để hiểu biết chữ viết. Mới đầu trẻ quan sát từng chữ cái, sau đó chúng tập đọc và tập viết theo mẫu chữ tiêu chuẩn, rối ghép vần và tiến tới ghép thanh được lặp đi lặp lại nhiều lần theo một hình thức nhất định sẽ tạo thành những thói quen, những thói quen đó chính là những phản xạ có điều kiện và khi đó chữ viết sẽ được con người tạo ra một cách tự động. Quá trình tự tông hóa khi viết của mỗi người đã tạo ra mẫu chữ tiêu chuẩn trong sách vở và có tính ổn định ở mỗi người. Chính sự khác biệt mẫu chữ này là đặc điểm riêng của chữ viết, tập hợp những đặc điểm riêng đó lại sẽ biểu hiện tính đặc trưng dạng chữ của từng người.

Khi chữ viết đã được hình thành ở mỗi người, với chức năng là phản, có điều kiện thi dạng chữ có hai tính chất cơ bản là tỉnh riêng biệt và tính ổn định.

- Tính riêng biệt: Là biểu hiện sự khác biệt giữa chữ viết của người này với chữ viết của người khác. Viết là cả một quá trình hoạt động phối hợp khá phức tạp của cả một hệ thống các cơ quan trong cơ thể con người dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương là vỏ não. Mỗi người là một cơ thể riêng biệt khác nhau cả về thể chất lẫn tâm lý và tinh thần, các yếu tố đó tạo nên sự khác biệt trong chữ viết của mỗi người. Ngoài ra, sự hình thành chữ viết ở mỗi người còn phụ thuộc vào yếu tố giáo dục, điều kiện và cơ sở vật chất của người học viết. Vì vậy, ở mỗi người có một kiểu chữ viết riêng biệt không thể giống với người khác.

- Tính ổn định tương đối: Chữ viết có tính bền vững tương đối cũng giống như một thói quen, khi đã hình thành thì việc phá bỏ thói quen không phải là dễ. Chữ viết khi đã trở thành thói quen của mỗi người thì có tính ổn định trong một thời gian khá dài, nhất là ở tuổi trưởng thành của mỗi người. Tuy vậy, chữ viết cũng có thể bị biến đổi ít nhiều do viết trong trạng thái tâm sinh lý khác thường, điều kiện viết khác thường... Ngoài ra, còn có trường hợp cố ý làm biến đổi dạng chữ của mình, song chữ viết dù có bị biến đổi do khách quan hay chủ quan thì những đặc điểm cơ bản có tính riêng biệt của mỗi người vẫn tồn tại.

Hai đặc tính cơ bản trên là cơ sở khoa học quan trọng quyết định tính chính xác của việc nhận dạng chữ viết tay.

2.1.3. Đặc điểm của dạng chữ

Việc xác định những đặc điểm của dạng chữ giúp cho công chứng viên có niềm tin nội tâm vững chắc hơn khi công chứng hoặc từ chối công chứng một văn bản nào đó.

Đặc điểm chung: Là những đặc điểm biểu thị tính chất chung nhất, những nét khái quát nhất của hệ thống chuyển động dạng chữ của một người. Những đặc điểm đó bao gồm:

+ Mức độ điêu luyện của dạng chữ: Đặc điểm này phản ánh khả năng thực hiện các chuyển động chữ viết của một người nhanh hay chậm, tự động hay không tự động. Mức độ điêu luyện của dạng chữ nói chung tương đối bền vững, nó chỉ có thể bị thay đổi theo chiều từ cao xuống thấp, chứ không thể thay đổi theo chiều ngược lại trong một thời gian ngắn, trừ khi có sự luyện tập lâu dài.

Như vậy, đối với những tài liệu bị lồng ghép, sửa chữa hoặc bị bắt chước, viết lại, công chứng viên phải đặc biệt lưu ý đến sự tự nhiên của nét chữ để đánh giá mức độ điêu luyện của chữ viết trong những tài liệu đó.

+ Cấu trúc chung của dạng chữ:

Khi mỗi người đã có khả năng viết tương đối thuần thục, thì dạng chữ của người đó sẽ thuộc một dạng cấu trúc nhất định. Dạng cấu trúc này là đặc điểm tương đối bền vững.

Cấu trúc chung của dạng chữ có 3 loại: chân phương, đơn giản và phức tạp.

Chiều hướng của trục chữ có 3 loại: thẳng đứng, nghiêng phải và nghiêng trải.

Độ lớn của chữ: Chủ yếu là tính theo chiều cao của chữ, chữ to từ 5mm trở lên, chữ nhỏ từ 2mm trở xuống và chữ trung bình.

Độ liên kết của chữ: Đó là khả năng liên kết giữa các chữ cái trong cùng một từ, có 3 mức độ liên kết: cao, thấp, trung bình.

Dạng chuyển động và hướng chuyển động: Khi viết, các đường nét chữ ở mỗi người thể hiện một dạng chuyển động nhất định và theo một hướng nhất định.

Với những hiểu biết một cách khái quát về đặc điểm của chữ viết, công chứng viên có thể căn cứ vào một đặc điểm hay một số đặc điểm để đánh giá tính xác thực của văn bản.

2.2. Nhận dạng chữ ký

Đại đa số, mỗi người khi đã biết viết đều tự tạo cho mình một chữ ký, thậm chí có người không biết chữ cũng có chữ ký.

Chữ ký là một dạng đặc biệt của chữ viết, nó không tuân theo một quy luật nhất định mà là một quy ước riêng cho mỗi người nhằm xác nhận văn bản, giấy tờ của người khác (chủ yếu là những người có thẩm quyền).

Chữ ký trên giấy tờ, tài liệu có nhiều tác dụng khác nhau: có chữ ký làm cho tài liệu có giá trị pháp lý, có chữ ký chỉ nhằm xác nhận một sự kiện nào đó...

Chữ ký có thể thay đổi theo từng thời gian và do ý muốn của người ký, nhưng nó vẫn mang tính ổn định nhất định và có tính đặc trưng của rời tạo ra nó. Thực tiễn hoạt động công chứng cho thấy bên cạnh việc giả mạo chữ viết, con dấu, bọn tội phạm còn giả mạo cả chữ ký trong văn bản, giấy tờ, tài liệu để thực hiện mục đích của chúng. Do vậy, việc nhận dạng chữ ký cũng phải dựa trên các nguyên tắc và phương pháp của việc giám định chữ viết tay.

Bọn tội phạm thường có những thủ đoạn giả mạo chữ ký như sau:

- Cố ý làm thay đổi chữ ký của mình: Với mục đích để phủ nhận việc mình đã ký trong một văn bản nào đó, thủ phạm đã cố ý thay đổi chữ ký của mình bằng cách tạo ra một dạng chữ ký khác.

Ví dụ: A có đơn kiến nghị ngăn chặn việc B chuyến dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của B, đơn được in sẵn, A ra Ủy ban nhân dân xã xin chứng thực chữ ký. Nhưng với mục đích nhằm gây thiệt hại cho B, A đã cố tình tạo ra một chữ ký khác. Khi bị truy cứu trách nhiệm, A sẽ phủ nhận chữ ký đó để lẩn tránh trách nhiệm.

Dạng chữ ký này có đặc điểm là: Tốc độ chuyển động chậm chạp so với chữ ký thường sử dụng, có sự sai khác phẩm đầu và cuối chữ ký, hình dáng nói chung hơi giống và trong chữ ký còn tồn tại nhiều đặc điểm riêng của chữ ký thật.

- Tạo ra chữ ký người khác (bắt chước):

Chữ ký được tạo ra bằng thủ đoạn này nói chung đường nét tương đối tự nhiên, lưu loát. Song, rất nhiều đặc điểm từ hình dáng chung đến các chi tiết đều khác chữ ký thật.

+ Ký giả theo mẫu có sẵn: Thủ đoạn này có hai hình thức là tập cho quen để ký và nhìn ký.

Chữ ký được luyện tập nhiều lần rồi mới ký có đặc điểm: Hình dáng chung tương đối giống chữ ký thật, tốc độ chuyển động nhanh, một số đặc điểm chung và riêng giống chữ ký thật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những chi tiết khác chữ ký thật ở chỗ: trục chữ, mối tương quan giữa các đường nét, đặc điểm liên kết, hướng chuyển động phức tạp.

Chữ ký được ký bằng cách nhìn để ký: nói chung để nhận dạng vì có những đặc điểm: tốc độ chuyển động chậm chạp, đường nét run, gãy, gai, đậm, có nhiều điểm dừng bút vô lý. Tuy vậy, độ lớn của chữ ký giả tương đối giống chữ ký thật.

+ Ký giả theo trí nhớ: người ký đã từng quan sát chữ ký thật, chưa có sự luyện tập, khi ký không có mẫu chữ ký thật để bắt chước. Đặc điểm nhận dạng chữ ký này là chữ ký có phần giống chữ ký thật, tốc độ ký nhanh. Nhưng có đặc điểm riêng là: hướng chuyển động, mối tương quan giữa các nét, nét thừa hoặc thiếu khác biệt với chữ ký thật.

Ngoài các thủ đoạn trên, bọn tội phạm còn có thủ đoạn đồ, tổ và vẽ chữ ký. Cụ thể là đồ chữ ký qua ánh sáng ngược. Đổ qua giấy than hoặc gây vết hằn bằng cách dùng vật nhọn như que, bút bi, bút chì... tô theo mẫu chữ ký thật, tạo chữ ký giả, sau đó tô theo mực giấy than hoặc theo vết hằn bằng bút mực. Việc vẽ mẫu chữ ký thật thường là bằng bút chì, sau đó tô lại bằng bút mực. Đặc điểm nhận dạng các loại chữ ký này là: các đường nét chuyển động chậm chạp, thiếu tự nhiên, cong queo, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc gọn, mức độ ấn bút đều, nhiều điểm dừng bút vô lý.

2.3. Nhận dạng chữ trong văn bản in

Trong thực tiễn hoạt động công chứng, công chứng viên phải tiếp xúc với đa số văn bản có chữ in, in toàn bộ, in xen kẽ với chữ viết tay hoặc in từng phần.

Chữ in trong các văn bản mà ta thường gặp được tạo nên bởi nhiều phương pháp:

- Đánh máy: có nhiều loại máy, nhiều nước chế tạo dẫn đến chữ khác nhau, khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa dòng với dòng khác nhau, người đánh máy có thói quen, kỹ năng khác nhau, độ mòn của chữ khác nhau, màu Sác, độ đậm của ruy băng, giấy than khác nhau.

- In ty pô (phổ biến là in bằng chữ đúc, xếp thành khuôn in): đặc điểm các nét chữ trên tài liệu có vết hằn, mặt trước lõm xuống, mặt sau lồi; độ tương phản cao nổi rõ vì mực in trực tiếp in lên tài liệu.

- In ốp xét, đây là phương pháp in gián tiếp, hình ảnh nét chữ trên khuôn in in lên cao su, sau đó từ cao su in sang giấy vì vậy không có độ hằn, lõm, lồi như in ty pô.

Ngoài các phương pháp trên, còn rất nhiều phương pháp in điện tử rất hiện đại, hiện nay rất phổ biến trong hoạt động văn phòng là in bằng lazer in kim. Các phương pháp in này cũng cho các dạng chữ in khác nhau và các phông chữ và độ đậm của mực cũng khác nhau.

Trong công tác nghiệp vụ công chứng, mỗi chúng ta có ý thức so sánh sẽ phát hiện ra những điểm không bình thường trên một bản in.

- Ngoài các phương pháp in trên đây, hiện nay có một phương pháp in phổ biến đến mức “bình dân” là photocopy, tiện ích của nó rất lớn, song rất dễ bị lạm dụng. Trong công tác nghiệp vụ, hàng ngày những cán bộ công chứng phải tiếp xúc với nhiều bản photocopy, nhất là việc chứng nhận bản sao.

Đặc điểm của bản copy là phản ánh như thật bản gốc, thậm chí giống y chang bản chính nếu mực tốt và máy photocopy còn mới, dạng chữ được giữ nguyên, cỡ chữ bằng cỡ chữ trong bản gốc nếu khi photocopy đặt ở chế độ 100%. Tuy nhiên, cũng dễ so sánh để tìm ra đặc điểm của bản copy là: chữ nhạt hơn, nét chữ không đều và sắc nét, trên mặt giấy có những dấu vết riêng do máy hoặc mực photocopy để lại...

Một số thủ đoạn giả mạo giấy tờ, tài liệu in:

- Giả mạo toàn bộ: Thủ phạm thường dùng thủ đoạn này để làm ra một hay nhiều tài liệu giả. Phổ biến nhất là chúng thường dùng biện pháp in lưới hoặc bản khắc gỗ để làm ra phối giấy tờ tài liệu theo mẫu có sẵn, sau đó điền nội dung cần giả mạo vào. Ngoài ra, thủ phạm có thể dùng bản photocopy có chất lượng mực kém hoặc chụp nhưng cố tình không sấy khô để sau khi được chứng nhận, thủ phạm xoá sạch phần nội dung, chỉ để lại con dấu và chữ ký của công chứng viên, sau đó in hoặc photocopy nội dung giả vào để sử dụng...

Các giấy tờ thường gặp là văn bằng, chứng chỉ, các giấy tờ về hộ tịch, giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan, tờ khai nguồn gốc xe nhập khẩu... Cách làm giả này thường bộc lộ một số đặc điểm cơ bản sau đây:

+ Các đường nét không liên tục, nhất là các hoa văn.

+ Các đường nét không sắc gọn, màu sắc tổng thể lẫn chi tiết của tài liệu khác với mẫu thật.

+ Dấu chìm trên tài liệu không sắc, chữ in trong dấu có khoảng cách, mẫu chữ không đều.

+ Do phương pháp chế bản khác nhau nên kiểu chữ khác kiểu chữ ở tài liệu thật.

- Giả mạo từng phần:

Trên cơ sở tài liệu in thật, thủ phạm có thể in thêm, dán đè hoặc viết thêm vào tài liệu đó. Thậm chí, chúng còn dùng thủ đoạn lồng ghép, cắt cúp rất tinh xảo.

Tuy nhiên, thủ đoạn này vẫn bộc lộ những đặc điểm để chúng ta nhận dạng như: khoảng cách, hình dạng chung, độ đậm nhạt, độ sắc nét, khoảng cách giữa các dòng... không thể giống tài liệu chính một cách tuyệt đối được. Đối với những bản photocopy, nếu có sự cắt cúp thường để lại những dấu vết khác biệt như độ đậm của mực rất khác nhau, xung quanh đoạn bị cắt cúp thường xuất hiện viền mở...

Ngoài ra, thủ phạm có thể in nội dung giả mạo vào bản cần công chứng, sau đó đặt phần nội dung thật và dán hờ hờ (đính) lên trên đủ che kín phần nội dung giả mạo. Nếu chúng ta không phát hiện ra, sau khi được chứng nhận thì thủ phạm sẽ bóc phần dán đi để sử dụng một phần giả mạo trong tài liệu thật. Thủ đoạn này thường thấy ở những tài liệu có nhiều con số, nhiều cột, mục hoặc tài liệu có nhiều trang.

2.4. Một số đặc điểm để nhận dạng chung cho giấy tờ, tài liệu viết tay và in

2.4.1. Đối với thủ đoạn cắt dán

- Những vết hoen ố, ẩm ướt, nổi cộm của hồ dán và giấy dán. Phía sau tài liệu chổ bị dán có màu sắc hoặc bị nhăn hoặc co ngót khác thường.

- Đường chân chữ và số không thẳng, trục chữ và số không thông nhất, khoảng cách không đều, có sự sai lệch.

2.4.2. Đối với thủ đoạn tẩy xoá

- Tẩy xoá bằng cơ học:

Làm mất nội dung cần tẩy xoá bằng dụng cụ như: tẩy cao su, mũi dao hoặc vật nhọn khác.

+ Đặc điểm về nhận dạng: Mặt tài liệu bị mất độ bóng do có nhiều vết trầy xước. Giấy ở chỗ bị tẩy xóa sẽ mỏng đi. Các dòng kẻ, hoa văn trang trí bị phá huỷ. Chữ mới viết lên chỗ tẩy xoá bị nhoè, độ đậm khác thường. Có thể còn sót lại những nét chữ cũ chưa tẩy hết.

+ Cách nhận dạng: trước hết dùng mắt thường, dùng ánh sáng chiếu xiên, chiếu ngược, chiếu xuyên, kính lúp, kính hiển vi hoặc dùng bột màu nhỏ mịn láng nhẹ lên chỗ nghi bị tẩy xoá. Ngoài ra người ta còn dùng đèn cực tím để soi, chỗ bị tẩy sẽ phát quang.

- Tẩy xoá bằng hoá chất:

Làm mất nội dung tài liệu bằng tác động hoá học của một số hoá chất như: thuốc tím, clo, một số axit loãng, rượu, cồn...

- Hình thức tẩy:

+ Tẩy từng phần: Tẩy từng phần sẽ để lại vết loang và màu sắc giấy ở chổ bị tẩy bị thay đổi, nét chữ cũ bị phai nhạt, chữ viết vào chỗ tẩy sẽ bị nhoè, độ đậm khác thường, chỗ bị tẩy sẽ phát quang dưới ánh đèn cực tím.

+ Tẩy toàn bộ: Nhúng toàn bộ tài liệu (trừ phần con dấu và chữ ký nếu có) vào dung dịch chất tẩy, sau đó làm khô.

+ Đặc điểm để nhận dạng: Giấy có thể bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn, độ bóng tự nhiên bị giảm, độ thẩm thấu mực viết, in cao hơn. Giấy có thể bị bở hơn do bị tác động của hoá chất, màu sắc giây nhợt nhạt, không tự nhiên.

+ Cách nhận dạng: Trước hết dùng mắt thường, dùng ánh sáng chiếu xiên, chiếu ngược, chiếu xuyên. Ngoài ra người ta còn dùng đèn cực tím để soi.

3. Nhận dạng hình dấu giả trong giấy tờ, tài liệu

Trong đại đa số các giao dịch, một tài liệu, giấy tờ được ký và đóng dấu có thể nói là một điều kiện, một đặc trưng thể hiện tính hợp pháp của tài liệu, giấy tờ đó. Trong nhiều trường hợp, hình thức con dấu đã có tác dụng cũng cố lòng tin tuyệt đối cho bất kỳ ai quan tâm hoặc có trách nhiệm giải quyết các công việc có liên quan đến tài liệu, giấy tờ đã được đóng dấu.

- Để đạt được mục đích bất hợp pháp, thủ phạm đã tạo ra hình dấu, giả trong nhiều giấy tờ, tài liệu bằng cách dùng dao để khắc dấu hoặc các phương tiện khác như in lưới, tô vẽ, com pa, thậm chí cả nắp chai lọ để tạo ra con dấu.

Đặc điểm để nhận dạng:

Hình dạng thô, méo, khoảng cách giữa các vành dấu không đều và thường xa hơn bình thường.

Trục chữ nằm ở vành ngoại hình dấu giả không xuyên qua tâm.

Đường nét không liên tục do có sự sửa chữa khi tạo ra con dấu, nét chữ có thể bị sứt do làm quá tay, nét chữ không thẳng, gẫy khúc, nét kết thúc thường nhọn.

Kiểu chữ không đúng quy cách, các chữ cái cùng loại không giống nhau, độ lớn của các nét chữ không bằng nhau.

Nếu dùng com pa, bút chì, các vật nhọn, nắp chai lọ thì hình dấu cũng có các đặc điểm:

Đường nét không tự nhiên, nét to, nét nhỏ đậm nhạt khác nhau, các điểm tiếp giáp có khi có khe hở hoặc chồng lên nhau tạo thành nét đối.

Các chi tiết nhỏ và khó như quốc huy, quốc hiệu không thể hiện đầy đủ và thường đọng mực, mờ, nhoè.

Đường nét chữ cong queo, dòng chữ không thắng.

Bố cục các dòng chữ, hình vẽ không cân đối.

Trục chữ ở vành ngoài hình dầu không xuyên qua tâm.

- Ngoài những thủ đoạn phổ biến nói trên, thủ phạm còn đồ tô lại hình dấu bằng giấy than hoặc tạo vết hằn bằng vật nhọn, sau đó tô lại bằng mực đỏ hoặc thông qua ánh sáng ngược để đồ lại.

Đặc điểm nhận dạng:

Hình dấu tương đối giống hình dấu thật, bố cục nội dung khá cân đối, nhưng đường nét cong queo, gây khúc, mực phân bố không đều, có nét giây than hoặc nét hằn sang mặt sau.

4. Nhận dạng tài liệu bị thay ảnh, ghép ảnh, thay trang

4.1. Tài liệu bị thay ảnh, ghép ảnh

Trong hoạt động nghiệp vụ công chứng, công chứng viên thường gặp các tài liệu bị thay ảnh, ghép ảnh như: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, các loại thẻ, giấy phép lái xe... và nhiều loại giấy tờ có dán ảnh khác. Thủ đoạn thay ảnh phổ biến là:

- Bóc ảnh cũ thay ảnh khác và tạo phần dấu nổi

Đặc điểm để nhận dạng: có mâu thuẫn về độ mới cũ giữa ảnh và giấy, có vết xước, rách trong và ngoài khung ảnh. Do dùng vật cứng, nhọn để tạo hình dấu nổi nên các chi tiết của dấu không rõ ràng, đường nét thô gãy, đường viền dấu trên ảnh và giấy không liên tục, méo mó.

- Bóc ảnh cũ dán ảnh mới đã có hình dấu nổi

Đặc điểm để nhận dạng: có mâu thuẫn về chất lượng ảnh và giấy, hình dấu méo mó, đường viền không liên tục do phải dán ảnh đúng vào khung quy định.

Mặt khác, để hình dấu được tròn khớp với phần dấu tròn đã có trong tài liệu, thủ phạm buộc phải dán ảnh lệch khung, đây là mâu thuẫn để ta phát hiện. Bên cạnh đó, còn có nội dung mâu thuẫn, thừa hoặc thiếu nét, có chữ không phù hợp.

- Ghép ảnh

Thủ phạm có thể dán ảnh và tạo hình dấu nổi trên một tài liệu giả hoàn toàn.

Đặc điểm để nhận dạng là hình dấu nổi không sắc, nét chữ, khoảng cách, trục chữ có điểm mâu thuẫn, đường viền dấu thô và không trơn.

Phương pháp phát hiện các đặc điểm trong ba thủ đoạn trên thường là bằng mắt thường thông qua ánh sáng chiếu nghiêng hoặc các loại kính quang học thông thường.

4.2. Tài liệu bị thay trang

- Đối với tài liệu có nhiều trang mà không có dấu giáp lại rất dễ bị thay trang. Trên cơ sở tài liệu thật, thủ phạm có thể thay toàn bộ hoặc từng phần của một hay nhiều trang của tài liệu.

- Đặc điểm nhận dạng:

Dạng chữ ở các trang không cùng loại.

Có sự khác nhau về mực, giấy, dụng cụ viết hoặc in giữa trang mới và các trang còn lại không bị thay.

Số thứ tự của trang hoặc số tờ có thể không phù hợp.

Trang mới và trang cũ khác nhau về độ mới cũ, độ sờn mép giấy, độ sáng của màu giấy.

Nội dung có thể không thống nhất, sai lệch về dòng.

Xuất hiện vết đóng lại, ghim lại.

Khác nhau về phương pháp chế bản, phương pháp in, kiểu chữ cũng khó giống nhau.

5. Một số kinh nghiệm xử lý tình huống khi gặp tài liệu nghi là giả, tài liệu ban hành sai về nội dung, hình thức hoặc thẩm quyền ban hành và ngăn chặn việc làm giả văn bằng công chứng

Theo quy định của pháp luật, công chứng viên phải chịu trách nhiệm rất nặng nề về hậu quả của hành vi công chứng do mình thực hiện cũng như việc từ chối công chứng.

Các trách nhiệm mà công chứng viên phải gánh chịu có thể là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự (bồi thường) hoặc trách nhiệm hình sự.

Do vậy, để loại trừ được trách nhiệm đối với hậu quả của việc công chứng hay từ chối công chứng chúng ta phải tự rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm công tác để có được bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Đặc biệt, phải rèn cho được khả năng nhận dạng giấy tờ, tài liệu giả mạo, mặc dù đây là một công việc hết sức khó khăn khi chúng ta làm việc cũng chỉ bằng kiếm thức nghiệp vụ, kinh nghiệm và linh cảm nghề nghiệp mà thôi.

Ngoài những đặc điểm để nhận dạng tài liệu, giấy tờ giả mạo như đã trình bày ở trên, trong thực tiễn có rất nhiều tình huống buộc chúng ta phải tìm ra cách xử lý và ngăn chặn việc làm giả ngay chính văn bản công chứng. Sau đây, xin nêu ra một số tình huống điển hình:

- Với một tài liệu mà ta khó có thể khẳng định là tài liệu giả nhưng linh cảm nghề nghiệp cho thấy có gì đó không bình thường thì trước hết cần hỏi ngay người có yêu cầu công chứng về nội dung văn bản đó, cơ quan nào cấp, thời gian cấp. Các câu hỏi đưa ra phải hết sức bất ngờ nhưng tự nhiên để người bị hỏi không có sự đối phó theo suy nghĩ đã chuẩn bị. Nếu là học bạ, văn bằng chứng chỉ có thể hỏi thêm về năm tốt nghiệp, thầy cô chủ nhiệm, thấy hiệu trường...

- Với một tài liệu, giấy tờ mà ta cho là bản thật 100% nhưng phải xem đến các chi tiết khác như: mẫu giấy tờ đó được dùng ở thời điểm nào, quốc hiệu, tên gọi của các cơ quan ban hành, mẫu con dấu, chất liệu tạo nên văn bản, phương pháp in ảnh, ảnh chụp...

- Nếu thấy nội dung con dấu khác với tên cơ quan ban hành, dấu nổi trên ảnh khác với dấu mực hoặc có nhiều chi tiết đáng ngờ thì đề nghị xác minh tại cơ quan ban hành.

Mặt khác, mỗi tổ chức hành nghề công chứng nên thu thập các mẫu văn bản thường gặp, sau đó photocopy lại để có căn cứ so sánh, đối chiếu khi công chứng. Các văn bản mẫu này cần được bổ sung kịp thời theo trình tự thời gian ban hành để việc đối chiếu có căn cứ chính xác.

- Để ngăn chặn việc làm giả văn bản công chứng, ta cần làm một số việc sau đây:

+ Văn bản công chứng phải được làm bằng chất liệu tốt, đóng dấu và ký phải bằng mực có chất lượng cao.

+ Mỗi công chứng viên nên có chữ ký ổn định và có ký hiệu khó bắt chước.

+ Tài liệu có nhiều trang phải ký từng trang và đóng dấu giáp lai.

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ lưu trữ để có căn cứ đối chiếu và phục vụ công tác tra cứu.

Nếu sửa chữa phải có xác nhận và đóng dấu vào chỗ sửa.

+ Hết sức tránh để trống giữa dòng, phân giấy không có nội dung phải gạch bỏ; đối với lời chứng trong các hợp đồng, giao dịch phải gi rõ văn bản đó gồm mấy tờ, mấy trang và bao nhiêu bản chính. Nếu văn bản được soạn thảo bằng bản in thì yêu cầu đương sự viết thêm lời xác nhận, ví dụ: “đã đọc và đồng ý” trước khi ký và viết tên đầy đủ.

+ Bản sao các giấy tờ cỡ nhỏ như: Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Giấy phép lái xe, đăng ký sở hữu phương tiện... bản chính các giấy tờ này đều có hai mặt nhưng nến photocopy vào một mặt giấy, khi đóng dấu nghiệp vụ hoặc ký tên nên để lên một phần nội dung của bản chụp, phần giấy thừa không có nội dung phải gạch bỏ để thủ phạm khó lợi dụng để tẩy sửa, lồng ghép nội dung khác vào văn bản công chứng.

+ Nếu có điều kiện, các công chứng viên của từng tổ chức hành nghề công chứng nên dùng một loại mực đặc trưng để dễ nhận dạng khi có nghi ngờ văn bản công chứng bị làm giả.

+ Có những tài liệu do người yêu cầu công chứng xuất trình hoặc nộp lại để chúng ta xem xét như bản fax, bản photocopy, công chứng viên nên yêu cầu họ tự viết lời xác nhận vào các bản tài liệu đó. Ví dụ: “bản này được photocopy chính xác với văn bản chính mà tôi đã xuất trình cho công chứng viên” hoặc “bản fax này do tôi (Cơ quan...) nhận ngày, tháng, năm tại máy fax số...".

Nguyễn Văn Ngọc (tổng hợp)

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow