Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thường được phân thành các nhóm.

08/03/2024 - 09:08 GMT+7
 0  53
Theo dõi DocLuat trên Google News
Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Theo pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thường được phân thành các nhóm như sau:

Thứ nhất, các đối tượng quyền tác giả, bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

Thứ hai, các đối tượng quyền liên quan, bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng;

Thứ ba, các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý;

Thứ tư, giống cây trồng. 

Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo dựng, sử dụng, chuyển giao các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ có thể được phân chia thành các nhóm như sau:

- Các quy định về điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Các quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Các quy định về chủ thể và nội dung quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giả và các chủ thể có liên quan đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ; 

- Các quy định về xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; 

- Các quy định về đại diện sở hữu trí tuệ.

Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các chủ thể có liên quan phát sinh trong quá trình tạo dựng, sử dụng, chuyển giao các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ. Dưới góc độ này, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền nhân thânquyền tài sản của chủ sở hữu và tác giả đối tượng sở hữu trí tuệ; nghĩa vụ của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức, cá nhân sáng tạo và sử dụng hợp pháp các đối tượng số hữu trí tuệ; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác có liên quan (Nhà nước, tổ chức, cá nhân đại diện sở hữu trí tuệ, người sử dụng trước người được phép sử dụng tự do đối tượng sở hữu trí tuệ,...). 

Nguyễn Ngọc (theo HVTP)

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow