Nhận định đúng sai phần Hợp đồng và Quy định chung

Nhận định đúng sai môn Luật Dân sự năm 2015, Luật Đấu giá, Luật Kinh doanh Bất động sản CÓ ĐÁP ÁN tham khảo về phần Hợp đồng và Quy định chung.

03/10/2021 - 12:40 GMT+7
 0  3.3 N
Theo dõi DocLuat trên Google News

Câu 1: Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Đối với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu.

Câu 2: Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Bên bán có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền để bán tài sản.

Câu 3: Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Địa điểm là Điều khoản tùy nghi chứ không phải Điều khoản có bản trong hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và áp dụng theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 277 BLDS 2015 về địa điểm thực hiện nghĩa vụ.

Câu 4: Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Do bên có tài sản và người bán đấu giá thỏa thuận theo hợp đồng.

Câu 5: Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Có thể được tiếp tục thực hiện và tài sản được chuyển cho những người thừa kế.

Câu 6: Người bán đấu giá là người có tài sản để bán.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Đó là trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá.

Câu 7: Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Bán đấu giá phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, người bán đấu giá phải là các trung tâm, doanh nghiệp có đủ các Điều kiện nhà nước cho phép được thực hiện bán đấu giá, người có tài sản không thể tự mình thực hiện việc bán đấu giá.

Câu 8: Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá.

Nhận định trên là: Đúng.

Bởi vì: Để phiên bán đấu giá được diễn ra công bằng và khách quan pháp luật quy định người bán đấu giá không  thể đồng thời là người mua đấu giá.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010 (nay là Luật Đấu giá 2016).

Câu 9: Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả….

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Do thỏa thuận của 2 bên thỏa thuận.

Cơ sở pháp lý: Điều 42 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010.

Câu 10: Người mua đấu giá phải nộp tiền Đặt cọc mới được tham gia đấu giá.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Tiền đặt trước, cần phân biệt đặt trước và đặt cọc.

Câu 11: Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Khi tham gia đấu giá người tham gia theo quy định phải trả 1 khoản tiền đặt trước, và theo như quy định sẽ có 1 số trường hợp không được trả lại khoản tiền này.

Câu 12: Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Còn theo thỏa thuận của các bên Điều 442 BLDS 2015.

Câu 13: Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Do thỏa thuận của các bên.

Câu 14: Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Có thể liên quan đến chủ thể khác ví dụ như bán đấu giá.

Câu 15: Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã  hoàn thành nghĩa vụ trả tiền.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Trong thời gian chưa hoàn thành nghĩa vụ trả tiền, bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu với tài sản bán,

Cơ sở pháp lý: Điều 453 BLDS 2015.

 Câu 16: Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Chấm dứt tại thời điểm các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng, nghĩa vụ bảo hành không phải là nghĩa vụ dân sự mà đó là hình thức khuyến khích nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng của bên bán.

Câu 17: Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu; Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Vì có thể người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu ủy quyền.

Câu 18: Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Có trường hợp không cần có sự đồng ý ví dụ như tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, 1 bên có thể dùng tài sản tham gia vào giao dịch mua bán mà đem lại lợi ích cho bên kia.

Câu 19: Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Nếu trước thời điểm mua bên mua phát hiện được khuyết tật về tài sản thì bên bán phải chịu rủi ro

Căn cứ pháp lý: Điều 441 BLDS 2015.

Câu 20: Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Hủy bỏ hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể, các chủ thể có thể thỏa thuận thay thế bằng tài sản khác nếu là vật cùng loại.

Câu 21: Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Đó là tiền thông dụng trong phạm vi cả nước, các loại tiền khác bị hạn chế trong một số trường hợp trong giao lưu dân sự.

Câu 22: Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Hợp đồng mua bán không thể trở thành đối tượng của giao dịch dân sự.

Câu 23: Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Ví dụ trong trường hợp các chủ thể có thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Câu 24: Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Trong trường hợp 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng rằng phải giao tài sản trước thì bên mua mới phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Câu 25: Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Không bắt buộc có thể phải bồi thường thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 452 BLDS 2015.

Câu 26: Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Với hợp đồng mua bán với bên mua bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh không cần có công chứng chứng thức

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản 2014

Câu 27: Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Bên bán là trung tâm hoặc doanh nghiệp bán đấu giá.

Câu 28: Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Theo quy định về bán đấu giá tài sản.

Câu 29: Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Hình thức do các bên thỏa thuận, nếu đã thỏa thuận về phương thức xử lí trong đó không có quy định bên nhận bảo đảm được phép bán đấu giá thì bên nhận bảo đảm không được sử dụng hình thức bán đấu giá.

Câu 30: Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Vì bản chất của mua bán là các bên phải mất 1 lợi ích vật chất để có được một lợi ích tương xứng.

Câu 31: Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Câu 32: Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ nghĩa vụ của các bên.

Câu 33: Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Là hợp đồng đơn vụ kể cả với tặng cho có Điều kiện vì bản chất của tặng cho là bên tặng cho không có bất kì lợi ích vật chất nào trong việc tặng cho.

Câu 34: Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Thời điểm có hiệu lực do các bên thỏa thuận.

Câu 35: Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Vì cả 2 loại hợp đồng này đều là hợp đồng ưng thuận.

Câu 36: Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thì có quyền mua tài sản đấu giá đó.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Và phải là người trả giá cao nhất, khoản 2 Điều 458 Luật đấu giá 2016.

Câu 37: Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Nếu không gây thiệt hại cho tài sản và cảm thấy mục đích không phù hợp thì có thể trả lại.

Câu 38: Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Xét về thực tế mua bán trả chậm, trả dần là hình thức trả góp. Mục đích nhằm hỗ trợ và mở rộng hình thức kinh doanh của bên bán; đồng thời tạo các Điều kiện được chiếm hữu, sử dụng, định đoat sớm hơn cho bên mua mà thời điểm thực hiện nghĩa vụ được xét chậm lại phù hợp với khả năng thực tế của bên mua.

Câu 39: Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Vì khi hợp đồng mua bán có hiệu lực nên bên mua trở thành chủ sở hữu của tài sản do đó có toàn quyền quyết định đối với tài sản.

Câu 40: Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Có thể là nhiều loại vật miễn là phù hợp với điều kiện của tài sản theo quy định của pháp luật.

Câu 41: Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Sẽ áp dụng quy định pháp luật, khi có tranh chấp tòa sẽ áp dụng theo lãi cơ bản mà nhà nước quy định.

Câu 42: Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Ví dụ trong trường hợp có thỏa thuận khác, ví dụ 2 bên đã thỏa thuân sau khi đã tặng cho bên tặng cho không có bất kì trách nhiệm gì về tài sản.

Câu 43: Hợp đồng tặng cho có Điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong Điều kiện mà bên tặng cho đưa ra.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Hiệu lực có từ khi bên tặng chuyển giao tài sản cho bên được tặng.

Câu 44: Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có Điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương của bên tặng cho.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Tuy 2 bên có thể thỏa thuận nhưng quyền quyết định cuối cùng về Điều kiện là do bên tặng cho đưa ra nên nó được xác định là ý chí đơn phương của bên tặng cho.

Câu 45: Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho.

Nhận định trên là Đúng.

Bởi vì: Vì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Câu 46: Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: Đối tượng của hợp đồng tặng cho gồm nhiều loại tài sản nhưng phải đáp ứng theo Điều kiện mà pháp luật quy định.

Câu 47: Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay.

Nhận định trên là Sai.

Bởi vì: để đảm bảo quyền và lợi ích cho cả 2 bên thì hiệu lực của hợp đồng vay do các bên thỏa thuận, là hợp đồng ưng thuận.

Nguyễn Văn Ngọc (tổng hợp)

Phản ứng của bạn là gì?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow